Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), Pyn Elite Fund đã mua hơn 2,31 triệu cổ phiếu ASM của CTCP Tập đoàn Sao Mai. Sau giao dịch, sở hữu của quỹ đến từ Phần Lan tăng từ 23,54 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 6,99%) lên 25,85 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,68%). Trong phiên diễn ra giao dịch, cổ phiếu ASM ghi nhận một giao dịch thỏa thuận với số lượng đúng bằng lượng Pyn Elite Fund đã mua với tổng giá trị gần 26,1 tỷ đồng (giá giao dịch bình quân 11.300 đồng/cp).
Diễn biến cổ phiếu ASM trển thị trường chứng khoán. |
Như vậy, sau khi trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Sao Mai vào giữa tháng 1 vừa qua, đến nay Pyn Elite Fund đã mua ròng thêm tổng cộng gần 9 triệu cổ phiếu ASM trong vòng một tháng rưỡi, nâng tỷ lệ nắm giữ từ 5,02% lên 7,68% ở hiện tại.
Cũng trong phiên 29/2, Pyn Elite Fund đã mua 3,75 triệu cổ phiếu AAA của CTCP Nhựa An Phát Xanh, nâng sở hữu từ 16,44 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,3%) lên 20,19 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,28%) và trở thành cổ đông lớn của công ty.
Trong phiên giao dịch ngày 29/2, cổ phiếu AAA cũng ghi nhận một giao dịch thỏa thuận với số lượng đúng bằng lượng Pyn Elite Fund đã mua với tổng giá trị giao dịch gần 41,9 tỷ đồng (giá giao dịch bình quân 11.170 đồng/cp).
Trước khi gom 2 cổ phiếu trên, danh mục của Pyn Elite Fund chủ yếu là nhóm ngân hàng. Mặc dù sở hữu nhiều mã ngân hàng như SCB, HDP, TPB, tuy nhiên quỹ ngoại đến từ Phần Lan khép lại năm 2023 với hiệu suất đầu tư chỉ 1,69%. Trong khi VN-Index thậm chí ghi nhận mức tăng 12,2%, thậm chí nếu so với mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm 12 tháng tại các ngân hàng – khoảng 5%, mức hiệu suất của Pyn Elite Fund cũng rất khiêm tốn.
Động thái tăng tỷ trọng tại cổ phiếu ASM của quỹ một phần thể hiện kỳ vọng của cá mập vào triển vọng của ngành. Đánh giá về tiềm năng của ngành thủy sản, chuyên gia nhận định tôm và cá tra là hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2024, nhất là nửa cuối năm, mở ra triển vọng khả quan cho cổ phiếu nhóm ngành này.
Trước những khó khăn của ngành thủy sản, bà Lê Hằng Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tin tưởng vào khả năng vượt qua nhờ nội lực và sự thích ứng của các doanh nghiệp trong ngành. Trước đó, sự nỗ lực và linh hoạt của các doanh nghiệp đã đưa ngành thủy sản vượt qua giai đoạn chuỗi cung ứng bị đứt gãy vì dịch Covid-19.
Theo bà Hằng, thời gian tới, ngành thủy sản Việt Nam có thể sẽ có những cú “bẻ lái” về thị trường xuất khẩu và sản phẩm xuất khẩu. Bởi lẽ, nhu cầu về các sản phẩm dễ bảo quản, thời hạn lâu, giá hợp lý, đóng hộp, đóng túi và hàng khô dự kiến sẽ gia tăng. Trung Quốc có thể hấp dẫn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hơn, nhờ vị trí địa lý gần, chi phí vận chuyển thấp và dễ kiểm soát. Trong khi đó, thị trường thủy sản Trung Quốc nhiều khả năng bị giảm nguồn cung từ Ecuador (thuộc tốp đầu về nguồn cung, nhất là tôm) do chi phí vận tải biển tăng và tình hình an ninh bất ổn tại quốc gia Nam Mỹ này.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,85 tỷ USD, giảm 27% so với năm 2022. Năm 2024, ngành cá tra đề ra mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD. Với mặt hàng tôm, kim ngạch xuất khẩu trong năm qua là 3,4 tỷ USD, giảm 22%, năm nay được dự báo đạt 4 - 4,2 tỷ USD. Cùng chiều, SSI Research nhận định lợi nhuận của ngành thủy sản năm 2024 có thể tăng 20 - 30% so với năm 2023.
Công ty chứng khoán của vị Chủ tịch sinh năm 1995 chuẩn bị niêm yết sàn HOSE Người dẫn dắt DSC hiện tại là Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Đức Anh (sinh năm 1995), được bổ nhiệm vào đầu năm ... |
Nhận định chứng khoán phiên 6/3: Chinh phục mốc 1.300 điểm? Theo phân tích của VCBS, Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI đã hướng lên lại sau khi hình thành phân kỳ âm 3 ... |
Cổ phiếu HPG lình xình tăng giá, Thành viên HĐQT Hòa Phát muốn bán 1 triệu đơn vị Nếu giao dịch diễn ra thuận lợi, ông Quang giảm tỷ lệ nắm giữ còn khoảng 102,8 triệu cổ phiếu HPG, tương đương tỷ lệ ... |
Thành An
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|