Triển vọng ngành thủy sản năm 2023: Tôm còn "sức bật"?

(Banker.vn) Thị trường xuất khẩu tôm được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2023. Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản và Trung Quốc vẫn là điểm sáng với các doanh nghiệp Việt Nam.

Năm 2023, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu tôm năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn. Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổng hợp nhận định của Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam về thị trường xuất khẩu tôm trong năm 2023.

Triển vọng ngành thủy sản năm 2023: Thị trường xuất khẩu tôm gặp khó khăn?
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản dự kiến sẽ ổn định trong năm 2023 do nhu cầu cao đối với các sản phẩm tôm chế biến.

Nhu cầu chậm lại ở các thị trường chính có thể làm giảm sản lượng xuất khẩu

Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam cho rằng, nguồn cung thủy sản vượt xa nguồn cầu trong nửa cuối 2022 dẫn đến tồn kho cao, trong đó có mặt hàng tôm, đặc biệt là thị trường Mỹ, vốn được nhập khẩu mạnh từ năm 2021 đến năm 2022. Theo IntraFish, các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ có thể đối mặt với thách thức thiếu hụt 10% kho lạnh vào thời điểm này thậm chí còn hơn trước COVID-19. Điều này có nghĩa là các nhà nhập khẩu thủy sản, bao gồm cả tôm, sẽ giảm nhập khẩu thủy sản và tiêu thụ các sản phẩm tôm đã tồn kho lâu. Trong khi đó, lạm phát cao diễn ra tại các thị trường chính trong đó có Mỹ khiến người tiêu dùng ngại chi tiêu cho các loại thực phẩm giá cao như tôm. Như vậy, lượng hàng tồn kho lớn và sức mua yếu hơn có thể khiến xuất khẩu tôm chậm lại cho đến hết 6T23.

Chứng khoán KIS Việt Nam kỳ vọng nhu cầu đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu tại thị trường Mỹ sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2023 do dự trữ sản phẩm tôm trên thị trường giảm bớt và lạm phát giảm sau các dự báo của FOMC, điều này có thể giúp phục hồi sức mua thủy sản. Do đó, Chứng khoán KIS Việt Nam ước tính xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ giảm 12.9% n/n trong 2023.

Triển vọng ngành thủy sản năm 2023: Tôm còn
Nhập khẩu tôm của Mỹ 2014-2022: Nguồn: NOOA.

Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh

Năm 2023, Ecuador dự kiến sẽ tăng mạnh sản xuất sản phẩm tôm - hơn 1.5 triệu tấn, gấp đôi sản lượng nuôi trồng tôm chân trắng dự kiến của Việt Nam (700,000 tấn). Các nước có thế mạnh phát triển nuôi tôm như Indonesia, Ecuador, Trung Quốc hướng đến tăng sản lượng nuôi. Nguồn cung dồi dào từ các nhà cung cấp nhưng nhu cầu yếu hơn sẽ làm giảm giá bán bình quân xuất khẩu sang các thị trường, đặc biệt là Mỹ và EU.

Từ nửa cuối năm 2022, giá bán tôm toàn cầu đã giảm và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong 2023 khi nguồn cung toàn cầu tăng lên khoảng 6 triệu tấn. Như vậy, tôm Việt Nam vốn có giá bán tôm bình quân cao hơn so với các nước xuất khẩu cùng ngành đang bị cạnh tranh gay gắt bởi tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ. Theo Chứng khoán KIS Việt Nam, giá bán trung bình xuất khẩu tôm sẽ giảm 3% n/n xuống 4.5% n/n trong 2023

Tiêu thụ tại thị trường Nhật Bản giữ mức ổn định

Viện Nghiên cứu Daiwa và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo nền kinh tế Nhật Bản sẽ tiếp tục phục hồi vào năm 2023. Theo đó, Nhật Bản đang tiến hành quá trình phục hồi sau đại dịch và ảnh hưởng từ cuộc chiến của Nga với Ukraine. Chi tiêu ít và tiết kiệm tích lũy được trong thời kỳ đại dịch trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch sẽ hỗ trợ sức mua bị dồn nén. Trong khi đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại và mối quan hệ bền chặt giữa Trung Quốc và Nhật Bản có thể thúc đẩy tăng trưởng thương mại và du lịch trong 2023. Nhu cầu từ kênh HORECA (khách sạn/nhà hàng/dịch vụ ăn uống và lưu trú) có thể hưởng lợi từ tăng trưởng du lịch.

Tóm lại, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản dự kiến sẽ ổn định trong năm 2023 do nhu cầu cao đối với các sản phẩm tôm chế biến. Chứng khoán KIS Việt Nam tin rằng sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, sự kìm nén tiêu dùng và tiết kiệm tích lũy trong đại dịch và tăng trưởng du lịch sẽ hỗ trợ tiêu thụ thủy sản và tôm trong năm 2023.

Ngoài ra, các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam cũng được hưởng lợi nhờ vị trí địa lý thuận lợi và thuế nhập khẩu bằng 0 được hỗ trợ bởi các FTA. Mặc dù chúng tôi kỳ vọng rằng nhu cầu cao sẽ đẩy nhanh khối lượng xuất khẩu sản phẩm tôm, nhưng chúng tôi ước tính giá bán có thể giảm so với mức nền cao trong 2022. Do đó, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản sẽ vẫn ổn định trong năm 2023.

Trung Quốc sẽ là thị trường chính của ngành tôm trong 2023

Năm 2023, Trung Quốc được coi là động lực tăng trưởng chính cho ngành tôm do sản phẩm tôm được tiêu thụ mạnh. Từ năm 2020 – 2022, các chính sách phòng dịch thắt chặt của chính phủ Trung Quốc trong mùa dịch và siết chặt thông quan nhập khẩu đã làm giảm nguồn cung tôm và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Do đó, việc dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch có thể làm tăng nhu cầu tiêu thụ do chi tiêu ít hơn và tiết kiệm tích lũy trong đại dịch sẽ thúc đẩy sức mua vào năm 2023. Ngoài ra, các chính sách thông quan nhập khẩu của Trung Quốc đã dần được nới lỏng, hỗ trợ tăng xuất khẩu tôm Việt Nam sản lượng sang Trung Quốc.

Hiện tại, các cổ phiếu thuộc nhóm ngành thủy sản, đặc biệt là nhóm xuất khẩu tôm biến động khá mạnh trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, MPC, FMC, CMX đều không giữ được sắc xanh.

Triển vọng ngành thủy sản năm 2023: Tôm còn
Diễn biến giá cổ phiếu MPC.
Cổ phiếu ngân hàng “uể oải” sau kỳ nghỉ lễ

Sau kỳ nghỉ lễ, ghi nhận có tới 20/27 mã cổ phiếu ngân hàng giảm giá trong tuần qua. Trong đó, 3 cổ phiếu ngân ...

Cổ phiếu điện kỳ vọng "thắp sáng" thị trường

Việc giá điện chính thức được điều chỉnh tăng sẽ tác động đến nhiều nhóm ngành, theo đó nhiều cổ phiếu điện được dự đoán ...

BSC đưa ra 2 kịch bản cho VN-Index trong tháng 5

Trong tháng 5, BSC dự báo, P/E VN-Index vận động trong vùng 11,5 - 12 trong kịch bản tích cực khi VN-Index quay trở lại ...

Xuân Sang

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục