Triển vọng cổ phiếu TCM: Phản ánh "bộ mặt" của ngành dệt may

(Banker.vn) Chứng khoán DSC vừa có báo cáo phân tích về triển vọng của Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công, HoSE: TCM).

Kết quả kinh doanh bắt đầu phục hồi

Trong Q1/2024, doanh thu thuần và LNTT của TCM lần lượt đạt mức 934 tỷ đồng (+7% YoY) và 79 tỷ đồng (+10% YoY), đánh dấu sự tăng trưởng doanh thu trở lại sau một năm cũng như mức lãi cao nhất trong vòng 6 quý vừa qua. Nhìn chung sự hồi phục của TCM đồng thuận với đà hồi phục của các doanh nghiệp dệt may cùng ngành khác nhờ vào số lượng đơn hàng bắt đầu tăng trở lại.

Triển vọng cổ phiếu TCM: Phản ánh

Trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp, sản phẩm may mặc vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 73%, thứ hai là vải với 13% và sợi 8%. Về thị trường xuất khẩu, trụ cột nâng đỡ chính về mặt doanh thu của TCM vẫn là thị trường châu Á khi đóng góp tới 70% doanh thu trong đó Hàn Quốc chiếm tới 25% và Nhật Bản 24%. DSC cho rằng với việc lượng đơn hàng đang hồi phục tích cực thì TCM hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu lợi nhuận đã đề ra trong năm nay.

Trong Q1/2024, BLNG của TCM đạt mức sấp xỉ 17%, tăng gần 200 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm ngoái và đánh dấu sự cải thiện trong 4 quý liên tiếp. Nguyên nhân giúp cho BLNG của TCM có sự cải thiện tốt bên cạnh việc giá trị đơn hàng bắt đầu có xu hướng hồi phục cùng việc doanh nghiệp có được chuỗi giá trị khép kín từ sợi cho tới may, điều mà ít doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam có thể làm được. DSC cho rằng với đà phục hồi từ nhu cầu tiêu thụ cộng với lợi thế từ thương vụ M&A vừa mới thực hiện, BLNG của TCM có thể cải thiện về mức 16% trong năm nay.

Tổng nợ vay trong Q1/2024 của TCM đã rơi về mức 626 tỷ đồng, giảm 8% so với hồi đầu năm và 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là mức nợ vay thấp nhất của TCM trong nhiều năm trở lại đây. Nhờ vậy mà chi phí lãi vay của TCM trong quý vừa rồi chỉ còn vỏn vẹn 7 tỷ đồng (-36% YoY). DSC cho rằng với cơ cấu tài chính lành mạnh như hiện nay không chỉ giúp TCM không gặp rủi ro về mặt thanh khoản mà còn giúp cho doanh nghiệp có dư địa lớn để có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai khi mà ngành dệt may phục hồi hoàn toàn trở lại.

Triển vọng cổ phiếu TCM: Phản ánh

Hoàn tất thương vụ M&A chiến lược

Trong Q1/2024 vừa qua TCM đã hoàn tất thủ tục mua lại Công ty TNHH Dệt may SY Vina do E-Land (cổ đông lớn của TCM) sở hữu với giá trị 468 tỷ đồng. Phía doanh nghiệp cho biết thương vụ này sẽ giúp cho TCM có thể mở rộng mảng kinh doanh vải dệt thoi từ đó củng cố chuỗi giá trị khép kín từ sợi - dệt - nhuộm - may.

Hiện nay nhà máy dệt thoi của SY Vina có công suất khoảng 8 triệu mét vải/ năm, khi kết hợp với nhà máy vải đan truyền thống của TCM với công suất 19,5 triệu mét vải/ năm sẽ giúp gia tăng đáng kể công suất cho TCM. DSC cho rằng dự án M&A này sẽ giúp cho TCM có thể cải thiện đáng kể doanh thu cũng như BLNG của mình. TCM kỳ vọng SY Vina sẽ mang lại 17 triệu USD trong năm 2024.

Tính đến hết Q1/2024, phía doanh nghiệp cho biết lượng đơn hàng đang hồi phục khá tích cực. Cụ thể TCM đã nhận khoảng 88% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng trong quý 2 và 83% kế hoạch doanh thu đơn hàng trong quý 3. Bên cạnh đó mới đây doanh nghiệp đã ký thỏa thuận với cổ đông lớn của mình (E-land Holdings) với lượng đơn hàng gấp đôi so với năm ngoái.

Trong khi đó về giá nguyên vật liệu đầu vào, giá bông và sợi vẫn đang neo ở mức thấp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tích trữ nguyên vật liệu giá rẻ để từ đó có thể cải thiện BLNG của mình. DSC cho rằng với việc nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thời trang vẫn chưa quay lại hoàn toàn thì giá các nguyên liệu đầu vào này sẽ khó có thể tăng cho đến hết 1H/2024.

TCM từng thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt 15% trong năm nay, tuy nhiên trước tình hình kinh doanh kém khả quan trong năm vừa rồi, TCM đã điều chỉnh việc chia cổ tức tiền mặt sang chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10%.

DSC ước tính kết quả kinh doanh 2024 sẽ có sự cải thiện nhờ vào số lượng đơn hàng đang phục hồi tích cực. DSC dự phóng doanh thu thuần và LNST của TCM sẽ lần lượt đạt mức 3.826 tỷ đồng (+15%YoY) và 184 tỷ đồng (+38% YoY).

P/E hiện tại của TCM đang ở mức 37 lần, cao hơn đáng kể so với trung bình 5 năm (17 lần) và trung bình 3 năm (23 lần). DSC cho rằng mức P/E hợp lý của TCM trong năm nay của TCM sẽ ở mức 29 lần.

EPS mục tiêu trong năm nay của MSH sẽ rơi vào khoảng 1.987 VND/cp tương ứng với mức P/E hợp lý là 29 lần. Giá dự phóng trong năm nay của cổ phiếu MSH sẽ ở mức 57.500 VND/cp, upside 6% so với gía đóng cửa ngày 05/06/2024.

Triển vọng cổ phiếu TCM: Phản ánh

May Sông Hồng (MSH): Cơn bão đói đơn hàng đã qua

Chứng khoán DSC vừa có báo cáo phân tích về triển vọng Công ty CP May Sông Hồng (HOSE: MSH) với điểm tích cực là ...

Dư địa tăng giá của cổ phiếu FPT

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán MB (MBS) đưa ra khuyến nghị khả quan với cổ phiếu FPT dựa trên các triển vọng của ...

Hóa chất Đức Giang (DGC): Kỳ vọng vào thị trường Phốt Pho Vàng bớt ảm đạm

Chứng khoán DSC vừa có báo cáo phân tích về triển vọng của Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang.

Linh Đan

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán