Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về cơ khí chính xác: Hướng tới sự phát triển bền vững

(Banker.vn) Triển lãm và hội thảo quốc tế về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo (MTA Vietnam 2024) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Bộ Công Thương khai giảng khóa đào tạo ngành khuôn mẫu, cơ khí chính xác Khai mạc triển lãm quốc tế lần thứ 19 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo

Diễn ra từ ngày 2 đến 5/7, Triển lãm và hội thảo quốc tế về cơ khí chính xác (MTA Vietnam 2024) kỳ vọng sẽ thu hút hơn 16.000 lượt khách tham quan thương mại.

Phiên bản lần thứ 20 này quy tụ 323 nhà trưng bày đến từ hơn 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Triển lãm năm nay có sự góp mặt của 13 nhóm gian hàng quốc tế đến từ các nước như Đức, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Ý.

Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về cơ khí chính xác: Hướng tới sự phát triển bền vững

Theo đó, MTA Vietnam 2024 sở hữu danh mục trưng bày vô cùng đa dạng, tập trung vào các nhóm sản phẩm như máy cắt và định hình kim loại, kim loại tấm, đúc và khuôn mẫu, công nghệ hàn, dụng cụ gia công, cắt gọt, công nghệ tự động hóa, đo lường, kiểm tra, xử lý bề mặt, xử lý nhiệt, nguyên nhiên vật liệu và nhiều thiết bị, dịch vụ hỗ trợ khác.

Triển lãm được xem là một trong những sự kiện thương mại lớn nhất về ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo tại khu vực. Đây là cơ hội kịp thời để doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, kết nối kinh doanh cùng các nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng, và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, công nghệ tiên tiến nhất trong ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo.

Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về cơ khí chính xác: Hướng tới sự phát triển bền vững

Theo đánh giá, trong những năm tới, ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo tiếp tục được xem là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng. Theo định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 của Bộ Chính trị, mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP sẽ đạt khoảng 30%; trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%.

Điều này đi cùng nhiều cơ chế, chính sách mới sẽ được xây dựng, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hoá trong sản xuất nhằm tạo ra các quy trình sản xuất và mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị tiên tiến nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật sản xuất bền vững.

Trong những năm gần đây, tại các nhà máy, nhu cầu về các giải pháp gia công tiên tiến, tự động hóa, cắt giảm thời gian chết trong sản xuất và cải thiện độ chính xác để thúc đẩy hiệu suất vận hành đang ngày càng tăng cao. Điều này tạo ra áp lực đổi mới to lớn cho ngành công nghiệp cơ khí chính xác Việt Nam. Là hạt nhân của nhiều ngành công nghiệp, đảm bảo cung cấp các công cụ, thiết bị và máy động lực cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, ngành cơ khí cần phải đi đầu trong đổi mới.

Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về cơ khí chính xác: Hướng tới sự phát triển bền vữngNắm bắt được xu hướng này, MTA Vietnam 2024 mang đến các chương trình hội thảo xoay quanh các chủ đề nóng, đang được quan tâm trong ngành như: Sản Xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu net-zero; Những tiến bộ mới nhất thúc đẩy ứng dụng công nghệ in 3D trong sản xuất công nghiệp hướng tới phát triển bền vững.

Năm nay, MTA Vietnam 2024 cũng tiếp tục đồng hành cùng Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 (SMEDEC 2), trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ mang đến cuộc tranh tài Robot – “MTA Challenges” lần thứ hai. Cuộc thi hứa hẹn thu hút đông đảo sinh viên đến từ các trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh. Chương trình này tạo cơ hội cho các sinh viên thể hiện khả năng sáng tạo, tư duy, làm việc nhóm, và kỹ năng lập trình robot; góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ươm mầm thế hệ kỹ sư tự động hóa trong tương lai.

Dương Lài

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục