Chính phủ cho ý kiến về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp Bộ Công Thương tổ chức khảo sát thông tin phục vụ xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học |
Phát biểu tại phiên nội dung với chủ đề: “Những khó khăn và rủi ro pháp lý trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng & phát triển bất động sản trong giai đoạn thị trường biến động” trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Thương mại và đầu tư xuyên biên giới trong thời kỳ kinh tế biến động: Tranh chấp và trọng tài (VIAC SYMPOSIUM 2024), do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 27/6 tại Hà Nội, ông Victor Smith - BSc DipArb DipIArb LLM FCIArb, trọng tài viên chuyên nghiệp cho rằng: Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), châu Á cần 26.000 tỷ USD cho đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2030.
"Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự báo cho thị trường xây dựng từ năm 2024 đến năm 2028 là 6,24%" - ông Victor Smith thông tin thêm.
Ông Victor Smith - Trọng tài viên chuyên nghiệp phát biểu tại sự kiện |
Đặc biệt, theo ông Victor Smith, năm 2024 Việt Nam nổi lên là thị trường xây dựng lớn thứ 2 ở khu vực châu Á, sau quốc gia dẫn đầu là Indonesia và Philippines đứng thứ 3 và Malaysia đứng thứ 4. Tăng trưởng thị trường xây dựng Việt Nam được kích thích bởi đầu tư của Chính phủ vào hệ thống giao thông quy mô lớn, năng lượng và các hạng mục công trình công cộng. Năm 2023, Việt Nam đã khởi công các dự án đường bộ với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.
Cũng đánh giá cao về thị trường xây dựng Việt Nam, bà Nguyễn Thị Duyên - Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn xây dựng Việt Nam, trọng tài viên VIAC cho rằng: Việt Nam đã dành nguồn lực đáng kể chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, khoảng 5,7% GDP và là quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho lĩnh vực này.
Các đại biểu tham gia phiên nội dung với chủ đề “Những khó khăn và rủi ro pháp lý trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng & phát triển bất động sản trong giai đoạn thị trường biến động” |
Theo các chuyên gia tại hội thảo, dự án trong lĩnh vực xây dựng, cơ sở hạ tầng thường có quy mô đầu tư lớn, công nghệ phức tạp; nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ khu vực nhà nước, do chưa khuyến khích được tư nhân và khu vực FDI tham gia; công tác giải phóng mặt bằng và thời gian xây dựng kéo dài; dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng thường có sự tham gia của nhiều nhà thầu, nhiều dự án còn có sự tham gia của các nhà thầu, tư vấn quốc tế…
Đặc biệt, cũng giống như các lĩnh vực khác, bà Nguyễn Thị Duyên cho rằng, rủi ro đối với các dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng thường gặp, bao gồm: Rủi ro pháp lý của dự án; rủi ro bàn giao mặt bằng không đúng kế hoạch, về hệ thống tiện ích; rủi ro thông tin, cụ thể là các thông tin được cấp có sai sót hoặc không rõ ràng trong hồ sơ mời thầu, chỉ dẫn hoặc yêu cầu của chủ đầu tư; rủi ro điều kiện công trường, điều kiện ngầm không lường trước được, các tuyến đường tiếp cận; rủi ro về quy trình phê duyệt, chấp thuận, cho ý kiến; rủi ro thanh toán…
Như vậy, không chỉ tăng trưởng nhanh, các dự án xây dựng, cơ sở hạ tầng với đặc những đặc trưng riêng nên theo ông Victor Smith, đây cũng là lĩnh vực có rất nhiều các vụ tranh chấp xảy ra. Trong đó, nhiều tranh chấp được giải quyết một cách thân thiện bằng đàm phán trực tiếp hoặc đàm phán với sự hỗ trợ thông qua hoà giải hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia và một lượng đáng kể các tranh chấp được chuyển đến trọng tài.
Số liệu thực tế được ông Victor Smith đưa ra là, theo thống kê của Trung tâm Trọng tài quốc tế của Singapore (SIAC) và Trung tâm Trọng tài quốc tế Hồng Kông, 9% khối lượng công việc của họ là tranh chấp trọng tài. Trong khi, thống kê của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, 19% vụ việc trong năm 2023 là thuộc lĩnh vực xây dựng.
Rõ ràng, giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài nói chung và tranh chấp bằng trọng tài trong lĩnh vực xây dựng nói riêng đang gia tăng. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, Luật sư Nguyễn Ngọc Minh – trọng tài xây dựng và năng lượng; Phó Giám đốc Dzungsrt & Associates cũng đưa ra 6 điểm cần lưu ý, đó là: Thận trọng trong việc lựa chọn trọng tài viên; hiểu cách tiếp cận giải thích hợp đồng của Hội đồng trọng tài (thường là đa quốc gia); linh hoạt trong việc áp dụng và giải thích hợp đồng khi xảy ra tranh chấp; phân biệt vai trò và cách sử dụng nhân chứng, chuyên gia và luật sư trong tố tụng trọng tài; phân biệt cách hàng xử trong tố tụng trọng tài và tố tụng tại toà án; lường trước rủi ro trong trường hợp tranh chấp trọng tài xây dựng bị chuyển thành tranh chấp đầu tư quốc tế.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VIAC: Ngành xây dựng đóng vai trò quan trọng, xương sống trong phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, là ngành cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đất nước, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là ngành đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động ảnh hưởng của hậu Covid-19 và khó khăn chung của kinh tế khu vực và thế giới. Với sự quyết liệt điều hành, điều tiết của Chính phủ để tháo gỡ các khó khăn của ngành xây dựng, thị trường xây dựng đã bắt đầu thấy những dấu hiệu khả quan trở lại từ cuối năm 2023 và những tháng đầu năm 2024. |