Trà Vinh: Điểm Ngữ văn cao bất thường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chấm thẩm định lại?

(Banker.vn) Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh tỉnh Trà Vinh đạt trung bình 8,094 điểm môn Ngữ văn ở Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Gần 4.000 thí sinh bỏ thi môn Ngữ văn, 7 người bị đình chỉ thi Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn dài nhưng vừa sức Điểm thi tốt nghiệp THPT 2024: Môn Ngữ văn có 2 điểm 10

Sáng nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 của hơn 1,07 triệu thí sinh trên cả nước, trong đó có môn Ngữ văn.

Năm nay, học sinh Ninh Bình đứng đầu cả nước về điểm môn Ngữ văn ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 với 8,169 điểm, tăng 0,5 so với năm ngoái. Kết quả này giúp Ninh Bình cải thiện vị trí thứ 5 của năm 2023, vươn lên hạng nhất năm nay.

Đáng chú ý, học sinh Trà Vinh đạt trung bình 8,094 điểm môn Ngữ văn, đứng thứ hai trong 63 tỉnh, thành, tăng 49 bậc so với năm 2023 (bậc 51). Tỉnh này có 2.554 thí sinh đạt từ 9 điểm Ngữ văn trở lên, chiếm tới 26% tổng số thí sinh của tỉnh dự thi tốt nghiệp năm nay.

Nhiều em học sinh tại điểm thi Trường THPT Việt Đức cũng cho biết, do tâm trạng hồi hộp, các em cũng muốn tới điểm thi sớm để gặp các bạn, trao đổi thêm về bài học.
Năm nay môn Ngữ văn có 2 thí sinh đạt điểm tuyệt đối

Bàn về phổ điểm thi môn Ngữ văn, nhiều giáo viên cho rằng, với tỉnh Ninh Bình điểm năm nay gần như năm ngoái, điều này chứng tỏ kiến thức môn Ngữ văn của học tỉnh này rất đồng đều, tỉnh có truyền thống nhiều năm trong Top đầu điểm thi Ngữ văn.

Tuy nhiên, đối với phổ điểm của tỉnh Trà Vinh, các giáo viên cho rằng, điểm thi môn này quá bất thường, tăng đột biến so với năm 2023 (gần 50 bậc). Vì vậy, nhiều giáo viên đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức chấm thẩm định môn Ngữ văn ở Trà Vinh.

Cô giáo Nguyễn Thị Loan (Vĩnh Phúc) hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy môn Ngữ văn THPT cho biết, đề thi Ngữ văn năm nay được đánh giá quen thuộc với phần Đọc hiểu (3 điểm) và Làm văn (7 điểm). Bài nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh viết 200 chữ, trình bày ý nghĩa của việc “tôn trọng cá tính”. Câu nghị luận văn học đòi hỏi thí sinh phân tích đoạn đầu tác phẩm Đất Nước, nhận xét sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

“Với cấu trúc đề thi quen thuộc nằm gọn trong phần ôn tập của các em học sinh, tôi đánh giá học sinh dễ lấy điểm 7 - 8 với đề này” - Cô Loan nói.

Trà Vinh: Điểm Ngữ văn cao bất thường, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chấm thẩm định lại?
Thứ tự các tỉnh, thành xếp theo điểm thi môn Ngữ văn

Tuy nhiên, nhìn vào phổ điểm của môn thi này cô cũng cho biết, phổ điểm của học sinh Trà Vinh là rất cao, có 2.554 thí sinh đạt từ 9 điểm Ngữ văn trở lên. “Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chấm thẩm định môn Ngữ văn ở tỉnh Trà Vinh” - cô Loan nên quan điểm.

Theo cô, việc chấm thẩm định nhằm xem xét hội đồng chấm thi có làm đúng quy chế chấm thi, có chấm theo đáp án của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không. Nếu tỉnh Trà Vinh làm sai quy chế thì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xử lí kỉ luật cá nhân, tổ chức vi phạm theo quy định của pháp luật.

“Nếu kết quả chấm thẩm định là đúng, ngành giáo dục tỉnh Trà Vinh cần nhân rộng mô hình dạy và học, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để các tỉnh thành khác học tập, nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn” - cô Loan nêu ý kiến.

Tuy nhiên, cũng có những thầy cô cho rằng, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Ngữ văn là môn duy nhất thi theo hình thức tự luận. Bài thi này được chấm hai vòng độc lập. Nếu điểm lệch từ 1,5 trở lên, bài sẽ được chấm lần thứ ba. Do đó, khó có khả năng tỉnh Trà Vinh làm sai quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 34 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông quy định chấm thẩm định bài thi như sau:

1. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng thi.

2. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ tịch là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng; Phó Chủ tịch là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng hoặc một số đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ủy viên và thư ký là lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và một số thành viên là những công chức, viên chức, giáo viên, giảng viên có trình độ chuyên môn tốt.

3. Người chấm thẩm định không chấm thẩm định bài thi mình đã chấm tại Ban Chấm thi tự luận và Ban Phúc khảo bài thi tự luận.

4. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi.

5. Chủ tịch Hội đồng chấm thẩm định quyết định việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa những người chấm đợt đầu, chấm phúc khảo và chấm thẩm định.

6. Hội đồng chấm thẩm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo sử dụng con dấu của Cục Quản lý chất lượng.

Ngân Thương

Theo: Báo Công Thương