Công ty CP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar, DBD) vừa có nghị quyết về việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023. Ông lớn ngành dược quyết định tỷ lệ phát hành là 25% số lượng cổ phiếu lưu hành. Với tỷ lệ này, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 25 cổ phiếu mới.
Như vậy, số lượng cố phiếu dự kiến phát hành là hơn 18,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 187 tỷ đồng. Vốn điều lệ công ty sau khi phát hành sẽ xấp xỉ 936 tỷ đồng.
Trước đó, Bidiphar có 2 lần phát hành cổ phiếu trả cổ tức, vào các năm 2021 (tỷ lệ 10:3) và 2020 (tỷ lệ 100:10), qua đó nâng vốn điều lệ công ty lên hàng trăm tỷ đồng so với trước đó. Ngoài những năm này, Bidiphar đều đặn trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Năm 2022, Dược Bình Định trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, cao nhất kể từ năm 2017.
Kết quả kinh doanh 3 tháng đầu năm 2024 của Dược Bình Định |
Tại ĐHCĐ thường niên mới đây, Công ty thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận 2024 trong đó mức chia cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu là 20%. Thông tin này đủ làm ‘ấm lòng’ cổ đông công ty.
Về tình hình kinh doanh, quý 1/2024, doanh thu hợp nhất của Bidiphar đạt 397,6 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, lãi gộp chỉ ở mức 188,4 tỷ đồng, giảm 2,5 tỷ đồng so với quý 1/2023. Các khoản chi phí hầu như không có biến động so với cùng kỳ. Khép lại 3 tháng đầu năm, Dược Bình Định lãi ròng 67,1 tỷ đồng, ít hơn 1 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Tại ĐHCĐ 2024, Bidiphar đặt mục tiêu doanh thu 2.000 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, lãi trước thuế 320 tỷ đồng, bằng với năm 2023. Kết thúc quý 1/2024, Bidiphar mới hoàn thành 19% mục tiêu doanh thu và 25% mục tiêu lợi nhuận.
Bức tranh tài chính của Bidiphar không có nhiều biến động trong quý đầu năm. Quy mô tài sản ở mức 1.257,3 tỷ đồng, giảm khoảng 3 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền mặt trong ‘két’ khá dồi dào với hơn 65 tỷ đồng, nhiều hơn 13 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Tiền gửi ngân hàng giảm từ 221,1 tỷ đồng xuống còn 190,5 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng thêm khoảng 50 tỷ đồng sau 3 tháng, lên hơn 501 tỷ đồng, trong khi hàng tồn khi giảm nhẹ còn 480,3 tỷ đồng.
Dược Bình Định có nền tảng tài chính vững mạnh, đang đặt mục tiêu lọt vào top 3 công ty sản xuất dược phẩm trong nước nước vào 2023 |
Về nguồn vốn, nợ phải trả giảm mạnh, chỉ còn 498,6 tỷ đồng ở 31/3/2024, với phần lớn là nợ ngắn hạn. Công ty còn hơn 545 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, chiếm đến 36,5% vốn chủ sở hữu.
Dược Bình Định tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước, đã có bước chuyển mình rất mạnh kể từ sau khi niêm yết vào năm 2018. Hiện Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Bình Định là cổ đông lớn nhất khi nắm gần 100 triệu cổ phiếu DBD, tương ứng tỷ lệ 13,345. Tiếp đến là Quỹ KWE Beteiligungen AG (Thuỵ Sỹ) năm hơn 49 triệu cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 6,54%.
Nhìn lại giai đoạn 2019 – 2023, Bidiphar tăng trưởng rất ổn định và đều đặn cả về doanh thu và lợi nhuận. Trong đó, doanh thu từ 1.321 tỷ đồng (2019) đã tăng lên 1.732 tỷ đồng (2023). Lợi nhuận cũng tăng nhanh từ 174 tỷ đồng (2019) lên mức 320 tỷ đồng trong năm vừa qua.
Được biết, DBD là doanh nghiệp dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất Thuốc kháng sinh tiêm, Dung dịch tiêm truyền kháng sinh, Vitamin, Acidamin và Thuốc điều trị bệnh Ung thư.
Vợ Phó Chủ tịch HĐQT Dược Bình Định muốn mua vào 1 triệu cổ phiếu DBD Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/5, cổ phiếu DBD đứng tại mức giá 54.900 đồng/CP. Nếu tạm tính với mức thị ... |
Dược Bình Định đón quỹ ngoại đến từ Thụy Sỹ vào ghế cổ đông lớn Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/1, cổ phiếu DBD giảm 3,3% về mức 38.150 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng ... |
‘Ông lớn’ ngành dược miền Trung tham vọng mỗi ngày thu VỀ 5,5 tỷ đồng Công ty CP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar, DBD) - một trong những ‘ông lớn’ ngành dược miền Trung vừa ... |
Cao Thái
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|