Cụ thể, TPBank ước tính lợi nhuận đạt 7.828 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 30% so với năm 2021. Mức lợi nhuận này còn đến từ việc gia tăng dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại để tăng thu nhập từ phí.
Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm nay đạt trên 15.600 tỷ đồng, tăng hơn 15,5% so với năm 2021. |
Ngoài ra, sự phục hồi tích cực của các khách hàng được giãn nợ trong thời kỳ dịch bệnh cũng góp phần gia tăng nguồn thu của ngân hàng. Trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn các năm trước.
Bên cạnh đó, tổng tài sản của ngân hàng ghi nhận tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm trước, cán mốc gần 329.000 tỷ đồng. Tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong năm nay đạt trên 15.600 tỷ đồng, tăng hơn 15,5% so với năm 2021. Lãi thuần từ dịch vụ đạt khoảng 2.700 tỷ đồng, tăng gần 75% so với cùng kỳ.
Theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 tăng 36%, đạt 8.200 tỷ đồng.
Như vậy, dù tăng trường khá tốt song ngân hàng này vẫn chưa đạt mức lợi nhuận đề ra trong năm 2022.
Do hơn 60% dư nợ cho vay của TPB tập trung mảng bán lẻ và hơn 12% tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng năm 2022 là trái phiếu doanh nghiệp, nên Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của TPB đạt 15,8%.
PHS cho rằng, xu hướng tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục trong nửa đầu năm 2023, tạo nên áp lực huy động vốn cho ngân hàng.
Mới đây, TPBank vừa thông báo chốt danh sách cổ đông vào ngày 17/1/2023 để lấy ý kiến về phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023. Thời gian thực hiện lấy ý kiến là từ ngày 31/1 – 12/2/2023.
TPBank là ngân hàng mới nhất công bố kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt sau nhiều năm dành nguồn lực củng cổ nền tảng vốn và hỗ trợ khách hàng theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, VPBank, ACB và VIB cũng dự kiến trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2023.
Văn Toàn
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|