Cụ thể, trong quý I/2023, TPBank ghi nhận thu nhập lãi thuần sụt giảm 3,34% so với cùng kỳ, ghi nhận 2.737 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc chi phí lãi, đặc biệt là trả lãi tiền gửi cho khách hàng tăng mạnh, trong khi thu nhập từ lãi cho vay tăng với mức độ ít hơn.
Trong năm 2023, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 7% đạt 350.000 tỷ đồng |
Tương tự, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư giảm 57,7% xuống còn 34,2 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác cũng giảm 74,2% xuống mức 41,2 tỷ đồng.
Ngược chiều, các mảng kinh doanh phi tín dụng có kết quả tương đối ấn tượng, đơn cử như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 36%, đạt 695 tỷ đồng. Đặc biệt, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng tới 370% lên 151 tỷ do TPBank đã tận dụng tốt các cơ hội thị trường, theo giải trình kết quả kinh doanh của ngân hàng này.
Trong kỳ, tổng thu nhập hoạt động trong kỳ của TPBank đạt 3.660 tỷ, tăng 1,2% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động tăng 27,6% lên 1.579 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước trích lập dự phòng) giảm 12,5%, ghi nhận ở mức 2.079 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng quý I/2023 của TPBank giảm 58% so với cùng kỳ xuống còn 315 tỷ. TPBank cho biết ngân hàng đã kiểm soát tốt hơn rủi ro tín dụng từ khách hàng nên chi phí này được giảm xuống, từ đó gia tăng được lợi nhuận cho ngân hàng.
Kết quả, quý I/2023, TPBank ghi nhận nhuận trước thuế đạt 1.765 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.413 tỷ, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Nếu so với kế hoạch lãi trước thuế 8.700 tỷ đồng đề ra cho cả năm dự kiến trình ĐHĐCĐ vào ngày 26/04 tới đây, TPBank đã thực hiện được 20% mục tiêu sau quý đầu năm.
Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 31/3/2023, tổng tài sản TPBank đạt 343.522 tỷ đồng, tăng 4,5% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,3% lên 172.753 tỷ. Tiền gửi khách hàng tăng 3,1%, đạt 200.998 tỷ.
Về nguồn vốn, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác tăng 26% so với đầu năm lên 59.511 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng ghi nhận 200.998 tỷ đồng, tăng nhẹ 3%. Trong khi đó, phát hành giấy tờ có giá giảm 7% xuống 19.085 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Chất lượng nợ vay là điểm đáng chú ý nhất trong bức tranh tài chính quý đầu năm của TPBank, nợ xấu của TPBank tăng gần 1.140 tỷ đồng, tương đương 84% trong 3 tháng đầu năm, từ mức 1.357 tỷ đồng lên 2.496 tỷ đồng.
Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng mạnh 212% lên 1.199 tỷ đồng. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 64% lên 764 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 6% lên 533 tỷ đồng.
Kết quả, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay khách hàng cuối tháng 3 vọt lên mức 1,45%, trong khi thời điểm đầu năm, con số này chỉ ở mức 0,84%.
Trong năm 2023, TPBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 7% đạt 350.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng 39% đạt 22.016 tỷ, tổng huy động tăng nhẹ 6% đạt 306.960 tỷ đồng. Ngân hàng cũng dự kiến dư nợ cho vay và trái phiếu tăng 18% đạt 215.755 tỷ đồng và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2,2%.
TPBank mục tiêu lãi trước thuế 8.700 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng 39% trong năm 2023 Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2023. Đại hội năm nay ... |
Hé lộ kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 của các ngân hàng Sau ba năm không thực hiện hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng ... |
Cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia vào HĐQT của TPBank Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa cập nhật tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023. Tại cuộc họp, ngân ... |
Ánh Kim
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|