TOP 10 ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất 6 tháng đầu năm 2021

(Banker.vn) Theo thống kê từ báo cáo tài chính của 29 ngân hàng trong nước, tổng chi phí dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm đạt 68.577 tỷ đồng, tăng đến 38% so với cùng kì năm trước.

TOP 10 ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro lớn nhất gồm BIDV, Agribank, VPBank, VietinBank, Vietcombank, MB, SHB, HDBank, ACB và Sacombank. Tổng chi phí dự phòng của các ngân hàng này đạt 62.680 tỷ đồng, chiếm hơn 91% tổng trích lập của 29 nhà băng được thống kê.

Cụ thể, , BIDV vẫn là ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro lớn nhất nửa đầu năm với 15.424 tỷ đồng, tương đương tăng 49% so với cùng kỳ.

Theo sau là Agribank với 12.650 tỷ đồng trích lập dự phòng, tăng đến 94% so với cùng kỳ năm trước (chiếm tới 57% lợi nhuận thuần).

Trong 6 tháng đầu năm, có 18/29 ngân hàng được thống kê tăng chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kì năm 2020. Trong đó, Saigonbank là nhà băng tăng mạnh nhất với mức trích lập cao gấp 5 lần cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, ACB cũng có mức chi phí dự phòng tăng đáng kể với 1.992 tỷ đồng, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ. Một số ngân hàng khác cũng có chi phí dự phòng tăng mạnh so với cùng kỳ như LinenVietPostBank tăng 2,8 lần, SHB tăng 2,6 lần; Eximbank tăng gấp đôi,...

Tại SCB, nhờ hoàn nhập hơn 255 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ghi nhận tăng đột biến.

Ngược lại, NCB, Bac A Bank, VietABank, OCB... lại giảm trích lập trong nửa đầu năm. Trong đó, chi phí dự phòng của NCB giảm 63% xuống chỉ còn 14 tỉ đồng.

Linh Đan

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục