Trong đó, top 10 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất đang nắm giữ 10,17 triệu tỷ đồng, tương ứng với 79,5% tổng tài sản các ngân hàng được thống kê.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
BIDV, Vietcombank, VietinBank vẫn đang đứng đầu bảng xếp hạng với tổng tài sản hơn 5,77 triệu tỷ đồng, tăng 0.6% so với đầu năm và chiếm gần một nửa tổng tài sản của các nhà băng (44,89%%).
Trong đó, BIDV có quy mô tài sản lớn nhất với hơn 2,1 triệu tỷ đồng, giảm 0,65% so với năm trước. Cho vay khách hàng chiếm 74% tổng tài sản, đóng góp gần 75 nghìn tỷ vào việc mở rộng quy mô bảng cân đối kế toán. Ở chiều ngược lại, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước lại là 2 chỉ tiêu kéo tăng trưởng tổng tài sản của BIDV giảm nhiều nhất, mức giảm tổng cộng 84 nghìn tỷ so với đầu năm.
Vietcombank theo sau với khối tài sản hơn 1,84 triệu tỷ đồng, tăng 1,8% so với đầu năm. Ba động lực chính giúp tài sản Vietcombank giữ vững tăng trưởng đó là: 1) Cho vay khách hàng; 2) Tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác và 3) Tiền gửi tại NHNN. Theo đó, ba chỉ tiêu này tăng gần 96.824 tỷ đồng trong quý I/2023.
Xếp thứ 3 là VietinBank . Tính đến 31/03/2023, tổng tài sản của nhà băng này đạt hơn 1,82 triệu tỷ, tăng 0,86% so với đầu năm. Đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng tài sản là khoản cho vay khách hàng (tăng hơn 58 nghìn tỷ) cùng chứng khoán đầu tư (tăng gần 20,2 nghìn tỷ).
Ở khối ngân hàng tư nhân, MB đứng đầu với khối tài sản trị giá hơn 761 nghìn tỷ, tăng trưởng 4,42% so với đầu năm. Quy mô bảng cân đối kế toán của MB được mở rộng chủ yếu nhờ cho vay khách hàng (đóng góp hơn 20,8 nghìn tỷ vào đà tăng trưởng) và chứng khoán đầu tư (tăng hơn 33,15 nghìn tỷ).
Techcombank theo sau với quy mô tài sản gần 724 nghìn tỷ, tăng 3,5% so với đầu năm. Cho vay khách hàng cũng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất (~64 % tổng tài sản) và là động lực chính thúc đẩy tài sản của nhà băng này tăng lên (đóng góp gần 45 nghìn tỷ vào tăng trưởng tài sản).
5 ngân hàng còn lại trong top 10 ngân hàng có tài sản lớn nhất là VPBank (tài sản hơn 678 nghìn tỷ); ACB (hơn 611 nghìn tỷ); Sacombank (597 nghìn tỷ), SHB (hơn 570 nghìn tỷ) và HDBank (gần 459 nghìn tỷ).
2/3 số ngân hàng trên ghi nhận tăng trưởng về tổng tài sản, mức tăng trưởng lớn nhất lên tới hơn 10% tại HDBank và MSB. Nam A Bank có mức tăng trưởng cũng gần bằng với 9,5%.
Các ngân hàng ghi nhận sụt giảm về tài sản có thể kể đến như: VietABank, NCB, PG Bank, Saigonbank, BaoVietBank, Bản Việt, Vietbank, Eximbank, BIDV.
Xét về số dư tuyệt đối, BIDV tiếp tục là quán quân về tổng tài sản các ngân hàng với hơn 2,1 triệu tỷ đồng, giảm nhẹ 0,6% so với cuối năm trước. Tiếp đó là hai "ông lớn" Vietcombank và VietinBank.
Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, MB dẫn đầu về quy mô tổng tài sản với 760.761 tỷ đồng, tăng 4,4% so với cuối năm trước. Các vị trí tiếp theo trong Top 10 là Techcombank, VPBank, ACB, Sacombank, SHB, HDBank.
Lãi suất điều hành có thể tiếp tục giảm Các chuyên gia cho rằng với bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước hiện nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thể tiếp ... |
Tỷ giá euro hôm nay 12/5/2023: Giảm mạnh Khảo sát mới nhất ngày hôm nay (12/5), tỷ giá euro đồng loạt giảm mạnh ở cả hai chiều mua và bán tại các ngân ... |
Lãi suất ngân hàng mới nhất ngày 12/5/2023: Vietcombank 'mạnh tay' giảm lãi suất huy động Lãi suất ngân hàng mới nhất ngày 12/5/2023, mặt bằng lãi suất tại các ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm. Đáng chú ý, Vietcombank ... |
Tuệ Nhi
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|