Trong đó, top 10 ngân hàng có số dư cho vay hơn 7 triệu tỷ, tăng 4,6% so với đầu năm, ứng với 79,56% tổng lượng cho vay khách hàng của 27 ngân hàng.
BIDV đang là ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất trong 27 ngân hàng. |
BIDV, Vietcombank, VietinBank vẫn đang đứng đầu bảng xếp hạng với quy mô cho vay khách hàng đạt hơn 4,1 triệu tỷ, tăng 4,12% so với đầu năm.
Với khối lượng cho vay gần 1,6 triệu tỷ đồng, tăng gần 5% so với đầu năm, BIDV đang là ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất trong 27 ngân hàng.
VietinBank theo sau với khối lượng cho vay hơn 1,33 triệu tỷ đồng, tăng 4,57% so với năm trước.
Vietcombank ở vị trí thứ ba với số dư cho vay khách hàng đạt hơn 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 2,57% so với đầu năm.
MB đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng, tính đến cuối quý I/2023, nhà băng này cho vay gần 481,4 nghìn tỷ đồng cho các khách hàng của mình, tăng 4,52% so với đầu năm. Trong đó, cho vay lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; bán buôn bán lẻ; sửa chữa xe ô tô, xe máy và xe có động cơ khác; kinh doanh bất động sản đang là động lực tăng trưởng chính.
Techcombank ở vị trí thứ 5 với số dư cho vay khách hàng đạt 465,43 nghìn tỷ đồng, tăng 10,68%. Hoạt động cho vay doanh nghiệp là động lực chính trong quý I. Cụ thể, lượng cho vay khách hàng tổ chức đã tăng 49.117 nghìn tỷ đồng (~ 25,4%). Trong đó, riêng lĩnh vực bất động sản đã đóng góp hơn 39,1 nghìn tỷ đồng vào tăng trưởng. Ở chiều ngược lại, lượng cho vay khách hàng cá nhân từ 217,45 nghìn tỷ đã giảm còn hơn 213 nghìn tỷ (giảm hơn 4,42 nghìn tỷ, tương đương mức giảm khoảng 2%).
5 ngân hàng còn lại trong top 10 gồm VPBank (463,47 nghìn tỷ), Sacombank (448,47 nghìn tỷ), ACB (411,29 nghìn tỷ), SHB (408,53 nghìn tỷ) và HDBank (288,53 nghìn tỷ).
Về mặt tăng trưởng, chỉ có 2 ngân hàng có tăng trưởng dư nợ cho vay trên 10%. Cụ thể đó là MSB (tăng ~13,4%) và Techcombank (tăng 10,7%).
Trong đó, động lực tăng trưởng của MSB chủ yếu đến từ cho vay lĩnh vực thương mại, hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng; bất động sản; thương mại xăng dầu gas khí đốt và cho vay cá nhân.
Với mức tăng trưởng cho vay khách hàng đạt 9,4%, HDBank đứng vị trí thứ 3 trong danh sách. Tiêu dùng; cho vay kinh doanh bất động sản; xây dựng;bán buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và động cơ khác; cùng một số hoạt động khác đang là các yếu tố chính thúc đẩy số dư cho vay khách hàng tại HDBank mở rộng.
TPBank theo sau với khối lượng cho vay khách hàng ở mức 172,75 nghìn tỷ, tăng 7,3% so với đầu năm.
NamABank ở vị trí thứ 5 với khối lượng cho vay khách hàng đạt hơn 128 nghìn tỷ, tăng 7,2%.
5 ngân hàng còn lại trong top 10 tăng trưởng cho vay khách hàng là VietABank (6,6%), SHB (5,9%), VPBank (5,7%); VietCapitalBank (5,3%); BIDV (4,9%).
Nhân viên ngân hàng là “trùm” cho vay nặng lãi Công an tỉnh Hà Nam khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với một nhân viên ngân hàng tại Hà Nam ... |
Tăng cường thanh tra, giám sát hoạt động thu hồi nợ của các ngân hàng Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đôn đốc, thu hồi nợ của các ... |
VIB thanh lý hàng loạt ô tô cũ với giá cực rẻ để thu hồi nợ xấu Gần đây, ngân hàng đang rao bán nhiều mẫu xe ở phân khúc khác nhau nhằm thu hồi nợ. Trong đó, Ngân hàng TMCP Quốc ... |
Thiên Ân
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|