Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức trưng bày nhận diện thực phẩm thật và giả

(Banker.vn) Từ 3 - 7/7/2024, Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả với chủ đề “Nhận diện thực phẩm thật - giả”.
Nóng: Phát hiện kho thuốc lá điện tử nhập lậu số lượng lớn nhất từ trước đến nay Hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tăng dần cả về quy mô, số vụ việc Chùm ảnh: Nhận diện các dấu hiệu để biết hàng thật, tránh hàng giả Hệ lụy khôn lường khi sử dụng mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng Phong trào hiến máu tình nguyện - nét đẹp văn hóa của người Quản lý thị trường Quản lý thị trường Hà Giang: Xử lý vi phạm hành chính 360 vụ, xử phạt gần 1,5 tỷ đồng

Hiện nay, hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng len lỏi ở mọi ngõ ngách trong cuộc sống, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chân chính và quyền lợi chính đáng người tiêu dùng. Khác với trước đây, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chỉ xuất hiện đối với một số nhóm sản phẩm xa xỉ có giá trị cao như: Thời trang, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm. Hiện nay, tất cả các sản phẩm hàng hoá đều có nguy cơ bị làm giả, nguy cơ bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do các đối tượng có chủ đích nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, nguồn hàng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xác định bởi hàng hoá nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Trên thị trường, các mặt hàng bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xuất hiện ở hầu hết các nhóm, ngành hàng tiêu dùng lương thực, thực phẩm, thuốc tân dược, đông dược, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, đồ điện tử, điện dân dụng, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá, thực phẩm chức năng…; hàng thời trang như: Túi xách, nước hoa, đồ trang sức; vật liệu xây dựng như: Ngành nhựa, ngành sơn…

Trước thực trạng này, việc mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả định kỳ hàng tháng của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tại 62 Tràng Tiền - Hà Nội được ví như “công cụ” hiệu quả trong kiểm soát, ngăn chặn xử lý sản phẩm giả. Qua đó, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông hàng lậu, hàng giả trên thị trường.

Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức trưng bày nhận diện thực phẩm thật và giả
Từ 3 - 7/7/2024, Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả với chủ đề “Nhận diện thực phẩm thật - giả”
Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức trưng bày nhận diện thực phẩm thật và giả
Các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu lần này là những thực phẩm thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao như: gạo ST25, bánh cốm Nguyên Ninh, các sản phẩm nước uống, bánh kẹo, bột ngọt Ajnomoto,...

Hướng tới kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường (3/7/1957 - 3/7/2024), từ 3 - 7/7/2024, Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả với chủ đề “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, Phòng trưng bày lần này giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức trong việc mua sắm sản phẩm thực phẩm chính hãng, rõ nguồn gốc xuất xứ và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý hàng giả, hạn chế mức thấp nhất khả năng lưu thông trên thị trường.

Cũng theo Tổng cục Quản lý thị trường, các sản phẩm được trưng bày, giới thiệu lần này là những thực phẩm thiết yếu có nhu cầu tiêu dùng cao như: gạo ST25, bánh cốm Nguyên Ninh, các sản phẩm nước uống, bánh kẹo, bột ngọt Ajnomoto... Các sản phẩm đều có hàng thật - hàng giả được trưng bày song hành để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện, phân biệt.

Bà Vũ Thị Minh Ngọc, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục Quản lý thị trường) cho biết, việc thường xuyên mở cửa Phòng Trưng bày hàng giả - hàng thật với đa dạng chuyên đề hàng hóa, Tổng cục Quản lý thị trường đã giúp người tiêu dùng nhận diện cơ bản hàng giả - hàng thật, giảm thiểu rủi ro khi mua sắm.

“Tổng cục Quản lý thị trường xác định công tác phòng, chống và ngăn chặn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của quản lý thị trường. Song song với kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường cũng phối hợp với hải quan, biên phòng, công an... tiến hành kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” - bà Vũ Thị Minh Ngọc thông tin.

Cũng nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng Quản lý thị trường, ngày mai (3/7), Tổng cục Quản lý thị trường tiếp tục tổ chức Chương trình Hiến máu tình nguyện . Đây là lần thứ năm liên tiếp (từ 2020-2024), lực lượng đã duy trì và tổ chức thành công chương trình hiến máu tình nguyện, mỗi năm, trung bình có từ 30 - 40%, tương đương với trên 2.000 công chức, người lao động trong toàn lực lượng tự nguyện tham gia hiến máu.

Hoàng Giang

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục