Giá cà phê xuất khẩu tăng tháng thứ 6, đạt mức cao kỷ lục Xuất khẩu cà phê cần tuân thủ quy định của EU về phát triển bền vững Giá duy trì ở mức cao, xuất khẩu cà phê tiếp tục khởi sắc |
Thống kê của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 7/9 (sáng 8/9, giờ Việt Nam), giá cà phê Arabica bất ngờ quay đầu giảm 2,6%, về mức 3.302 USD/tấn. Trong báo cáo ngày 7/9 của Sở ICE-US, tồn kho Arabica đạt chuẩn tính đến hết ngày 6/9 tại cơ quan này ổn định ở mức 467.919 bao loại 60kg. Tuy nhiên, tâm điểm của thị trường tập trung vào 6.600 bao cà phê được Brazil vận chuyển đến Sở ICE đang chờ phân loại để bổ sung tồn kho.
Xuất khẩu cà phê được lợi về giá |
Giá Robusta cũng ghi nhận mức giảm mạnh 2% trong phiên hôm qua. Tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU phục hồi nhẹ từ 34.370 tấn lên 34.980 tấn, kết hợp lực kéo của giá Arabica đã gây sức ép lên giá Robusta.
Tuy nhiên, việc giảm giá được đánh giá không phải là xu hướng bền vững. Bởi mối quan tâm hàng đầu trên thị trường Arabica hiện nay vẫn quay quanh khả năng đảm bảo nguồn cung trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là tình hình tồn kho liên tục giảm.
Theo MXV, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở Giao dịch hàng hóa liên lục địa (ICE) vẫn duy trì mức thấp nhất trong hơn 9 tháng qua và chưa có sự bổ sung mới. Đây là tín hiệu cho thấy dữ liệu này vẫn khó có thể phục hồi trong ngắn hạn. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường vẫn tồn tại lo ngại thiếu hụt nguồn cung, dù cho xuất khẩu đã được đẩy mạnh tại Brazil hay Honduras.
Tại Brazil, hoạt động thu hoạch cà phê niên vụ 2023-2023 dần đi đến hồi kết. Cooxupe - hợp tác xã sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất quốc gia này thông báo đã thu hoạch được trên 95% diện tích canh tác của họ. Trong bối cảnh đó, sự quan tâm của thị trường chuyển dần sang giai đoạn ra hoa cà phê niên vụ 2024-2025 tại Brazil.
Theo giới quan sát, mưa lớn xuất hiện tại một số vùng sản xuất Arabica chính trong thời gian gần đây dẫn đến lo ngại ảnh hưởng xấu đến quá trình nở hoa của cây cà phê. Hơn nữa, mưa sớm vào đầu mùa cũng dấy lên lo ngại thiếu mưa vào đúng giai đoạn phát triển, khi cây cà phê cần mưa nhất để nuôi quả. Nhìn chung, mùa vụ cà phê 2024-2025 đang có những dấu hiệu kém tích cực.
Trên thị trường Robusta, tồn kho trên Sở ICE tiếp tục là tâm điểm chú ý và là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến diễn biến giá.
Tồn kho Robusta trên sở ICE-EU kết phiên ngày 5/9 tiếp tục giảm thêm 620 tấn từ mức 34.990 tấn về 34.370 tấn, xác lập mức thấp kỷ lục mới kể từ năm 2016. Tồn kho ở mức thấp trong khi xuất khẩu tại hầu hết các uống gia cung ứng chính, trừ Brazil, đều ảm đạm càng làm dấy lên lo ngại về khả năng đảm bảo đủ nguồn cung trên thị trường.
Xuất khẩu cà phê Robusta được đẩy mạnh trong tháng 8 vừa qua tại Brazil với hơn 700.000 bao loại 60kg, cao hơn tháng 7 cũng như mức cùng kỳ năm 2022, thống kê sơ bộ từ Hiệp hội những nhà xuất khẩu cà phê Brazil (CECAFE). Tuy vậy, sản lượng Robusta niên vụ hiện tại của quốc gia này được đánh giá có sự sụt giảm so với niên vụ trước. Do đó, dư lượng để có thể xuất khẩu khó có thể duy trì sự dồi dào trong dài hạn.
Ở thị trường trong nước, ghi nhận trong sáng nay (8/9), trên thị trường nội địa, giá cà phê trong nước cung tiếp tục điều chỉnh giảm, với mức giảm tương đối mạnh 800 đồng/kg. Theo đó, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ tiếp trục hạ nhiệt, về mức 64.500 – 65.500 đồng/kg.
Theo báo cáo thường niên năm 2022 của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), với 1,83 triệu tấn cà phê nhân xuất khẩu niên vụ 2021/2022, tương đương 21,9% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu, Việt Nam là xuất quốc gia khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới, đứng sau Brazil (với 2,48 triệu tấn, tương đương 28,19%).
Để nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê, các địa phương đang đẩy mạnh trồng cà phê theo hướng hữu cơ, cà phê đặc sản. Theo thống kê của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến năm 2022, có khoảng 26,14% diện tích cà phê của Việt Nam (tương đương 185,8 nghìn ha) đã được cấp các chứng nhận trong sản xuất cà phê tiêu chuẩn và bền vững; bao gồm: 4C UTZ Certified, VietGAP, Organic, Rainforest Alliance, FLO, GlobalGAP, FairTrade và HACCP. Chứng nhận trong sản xuất cà phê là tiêu chí trọng yếu trong sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản của Việt Nam để từ đó nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất sản phẩm cà phê. Đăk Lăk, Lâm Đồng và Gia Lai là các địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản.
Nhờ đó những năm vừa qua, lượng cà phê xuất khẩu tăng mạnh, nếu năm 2000 đạt 734.000 tấn, thì đến năm 2010 đã đạt 1,218 triệu tấn, năm 2015 đạt 1,341 triệu tấn, năm 2020 đạt 1,565 triệu tấn và năm 2022 đạt 1,778 triệu tấn. Đặc biệt, năm 2022 là một năm rất thành công đối với hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam, với lượng xuất khẩu 1,78 triệu tấn và kim ngạch đạt kỷ lục 4,06 tỷ USD.
Nhờ giá xuất khẩu tăng cao, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023 dự báo sẽ đạt khoảng 1,718 triệu tấn, lượng tương đương năm 2022 song giá trị xuất khẩu có thể đạt 4,2 tỷ USD.
Bảo Ngọc
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|