Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR: HOSE) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 |
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR: HOSE) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 với doanh thu thuần đạt 6.195 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022.
Về cơ cấu doanh thu, theo thuyết minh của doanh nghiệp, nguồn thu từ sản xuất và kinh doanh mủ cao su đóng góp 78% vào doanh thu thuần, tăng 25% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, mảng chế biến gỗ chiếm 9% doanh thu, mảng bất động sản cơ sở hạ tầng đóng góp 5%, còn lại là các mảng khác.
Trong khi đó, mặc dù giảm tới 56% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá vốn hàng bán vẫn neo cao ở mức 4.960 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp theo đó giảm 61%, xuống còn 1.235 tỷ đồng.
Quý III, doanh thu tài chính của Tập đoàn Cao su Việt Nam giảm xuống 284,5 tỷ đồng, tương đương 66% so với cùng năm ngoái.
Điểm sáng là các loại chi phí đều được tiết giảm. Cụ thể, chi phí tài chính là 117,1 tỷ đồng, giảm 71%; chi phí bán hàng là 158,5 tỷ đồng, giảm 57%; chi phí doanh nghiệp là 452,1 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng năm 2022.
Dù vậy, khấu trừ chi phí, Tập đoàn Cao su Việt Nam chỉ lãi sau thuế 494 tỷ đồng, sụt giảm 50% so với quý III/2022.
Tình hình kinh doanh của GVR trong thời gian gần đây |
Giải trình về kết quả kinh doanh trên, Tập đoàn Cao su Việt Nam cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế khó khăn làm giá bán các loại mủ cao su giảm so với cùng kỳ, trong khi giá cả nhiều mặt hàng đầu vào tăng mạnh làm lợi nhuận gộp giảm. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của các công ty liên doanh liên kết trong quý III bị lỗ gần 269 tỷ đồng, cùng kỳ lãi hơn 47 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 14.489 tỷ đồng, giảm lần lượt 11%; lợi nhuận sau thuế 1.954 tỷ, giảm 43% so với thực hiện năm 2022. Như vậy, GVR đã hoàn thành được 46% kế hoạch lợi nhuận và 53% mục tiêu doanh thu năm.
Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Tập đoàn Cao su Việt Nam đạt gần 77.797 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó khoản mục chiếm trọng lớn nhất là chi phí xây dựng cơ bản dở dang gần 11.000 tỷ đồng, chủ yếu là vườn cây cao su.
Hàng tồn kho cuối kỳ đạt 3.704 tỷ đồng, giảm 11% sau 9 tháng và đã trích lập 32 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn kho. So với cuối quý II, khoản mục này mất 5%.
Hàng tồn kho vào cuối quý III/ 2023 của GVR |
Các khoản phải thu ngắn hạn (đa số là phải thu từ khách hàng và phảu thu ngắn hạn khác) trên 2.836 tỷ đồng, tăng 8% sau ba tháng. Công ty cũng trích lập 229 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi. Ngoài ra, Công ty còn có khoản nợ xấu ở mức 1.019 tỷ đồng, đi ngang so với hồi đầu năm nhưng giá trị thu hồi chỉ 384 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tài sản dở dang của Tập đoàn Cao su Việt Nam là 11.192 tỷ đồng, chủ yếu nằm ở chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại các công trình như: Vườn cây cao su KTCB; nhà máy, dây chuyền chế biến cao su, đường giao thông đập thuỷ lợi; Các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng…
Tài sản dở dang của GVR là 11.192 tỷ đồng |
Cuối quý III, tiền và tiền gửi ngân hàng trên 16.304 tỷ đồng, tăng 5% sau ba quý. Dư nợ vay tài chính ở mức 6.223 tỷ. 9 tháng đầu năm, Tập đoàn Cao su Việt Nam đi vay 3.140 tỷ đồng và trả 4.329 tỷ nợ gốc, chi phí lãi vay trong 3 quý là 328 tỷ.
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ đạt 55.290 tỷ, gấp gần 2,5 lần nợ phải trả, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 6.109 tỷ.
Về cổ tức, Tập đoàn Cao su Việt Nam mới đây đã công bố Nghị quyết HĐQT thống nhất trả cổ tức tiền mặt năm 2022 tỷ lệ 3,5% (tương đương 1 cổ phiếu được nhận 350 đồng).
Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức là 17/11 và ngày thực hiện 8/12. Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi 1.640 tỷ đồng để thanh toán cổ tức 2022.
Về triển vọng kinh doanh của Tập đoàn Cao su Việt Nam, theo đánh giá mới đây của KB Securities Vietnam (KBSV), hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nhờ nhu cầu cao su phục hồi và giá cao su thế giới dự kiến tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm 2023.
Cụ thể, nhu cầu cao su tự nhiên cũng như nhu cầu về các sản phẩm từ cao su, đặc biệt là săm lốp ô tô trong nửa cuối năm nay sẽ có sự hồi phục đáng kể so với giai đoạn nửa đầu năm. Theo báo cáo thống kê hàng tháng của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, nhu cầu cao su năm 2023 dự báo sẽ tăng 14,6% so với năm 2022, lên mức 14,7 triệu tấn; trong khi đó, sản lượng cao su dự kiến chỉ tăng hơn 2,5% lên 14,69 triệu tấn.
Đáng chú ý, Trung Quốc hiện có nhiều chính sách thúc đẩy ngành công nghiệp xe điện, tác động tích cực lên tổng cầu cao su tại quốc gia này. Xuất khẩu săm lốp của Trung Quốc từ đầu năm đến nay vẫn đang duy trì đà tăng mạnh về cả sản lượng và giá từ đầu năm đến nay; qua đó, thúc đẩy nhu cầu về cao su của nước này. Trong 9 tháng đầu năm nay, thị trường Trung Quốc chiếm tới 99,7% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.
Với sự phục hồi nhu cầu từ thị trường Trung Quốc và một số thị trường khác, sản lượng cao su tiêu thụ của Tập đoàn Cao su Việt Nam trong năm 2023 dự kiến sẽ tăng nhẹ so với 2022, đạt hơn 502.000 tấn, theo KBSV.
Cao su Việt Nam (GVR) lãi ròng đạt 550 tỷ đồng trong quý I, nguy cơ mất trắng hơn 600 tỷ nợ xấu Tại thời điểm cuối quý I/2023, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có khoản nợ xấu 1.020 tỷ đồng và dự kiến chỉ ... |
Dự báo kinh tế khó khăn, Cao su Việt Nam (GVR) 'quay đầu' hạ kế hoạch kinh doanh 2023 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự báo năm nay sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do vậy đã hạ kế ... |
"Anh cả" ngành cao su GVR có "bật" nổi vào nửa cuối năm? Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – Công ty CP (HOSE: GVR) vừa công bố báo cáo tài chính quý II với kết ... |
Tiểu Vy
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|