Nguyên nhân HOSE đưa cổ phiếu ITA vào diện cảnh báo là do tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán của tổ chức niêm yết, thuộc chứng khoán bị cảnh báo theo quy định điểm c khoản 1 Điều 37 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/3/2022 của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Trước đó, 938 triệu cổ phiếu ITA tiếp tục bị cảnh báo trên HOSE do ITA chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo đồng thời tiếp tục vi phạm quy định về công bố thông tin trong 6 tháng kể từ ngày bị cảnh báo.
Theo báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán, ITA ghi nhận lỗ tăng từ 176 tỷ trước kiểm toán lên lỗ 257 tỷ đồng sau kiểm toán. Nguyên nhân là do điều chỉnh tăng và điều chỉnh giảm một số chỉ tiêu doanh thu, chi phí trong năm 2022 dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng thêm 2,67 tỷ đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm gần 82 tỷ là do giảm thuế chi phí TNDN hiện hành 9,1 tỷ và tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại hơn 93 tỷ đồng.
Cũng tính đến ngày 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm hơn 260 tỷ xuống còn hơn 366 tỷ đồng.
Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, Tân Tạo lên kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu đạt 774,4 tỷ đồng; lợi nhuận thuần đạt 257,3 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ.
Về phương án phân phối lợi nhuận, HĐQT trình cổ đông thống nhất phê chuẩn và ủy quyền cho HĐQT được quyết định giữ lại một phần hoặc hoàn toàn lợi nhuận của năm 2022 để bổ sung nguồn vốn lưu động và/hoặc nâng vốn điều lệ thay vì chi trả cổ tức.
Ngoài ra, HĐQT Tân Tạo cũng trình cổ đông phương án thoái toàn bộ vốn đầu tư tại Công ty CP Sài Gòn Đà Lạt, Công ty CP Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC), Công ty CP Năng lượng Tân Tạo 2 (TEC2), Đầu tư và Phát triển Đô thị Tân Tạo, Công ty CP Khu công nghiệp Cơ khí – Năng lượng Agrimeco Tân Tạo.
Song song đó, thực hiện thủ tục thoái vốn, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đối với các dự án do ITA làm chủ đầu tư hoặc các dự án do ITA liên kết đầu tư. Đồng thời công ty sẽ thực hiện giải thể Công ty CP Bầu trời Tân Tạo Mê Kông, Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Đô thị Tân Tạo Mê Kông.
Tính đến cuối năm 2022, ITA đang đầu tư vào 9 đơn vị khác với giá trị gốc là 1.452 tỷ đồng, trong đó phải trích lập dự phòng là 163 tỷ.
HĐQT cũng sẽ trình cổ đông thống nhất phê chuẩn các nghị quyết của HĐQT về các hợp đồng cho vay/mượn dài hạn đối với Công ty CP Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC), Công ty CP Năng Lượng Tân Tạo 2 (TEC2), Công ty CP Năng Lượng Tân Tạo (TEC) và các công ty liên quan đến dự án xây dựng Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương bị Thủ tướng Chính phủ loại ra khỏi danh sách các dự án sẽ vận hành trước năm 2030 do nguyên nhân bất khả kháng.
Bên cạnh đó, đại hội sẽ tiến hành bầu cử về việc thanh lý hợp đồng cho thuê đất dài hạn xây dựng Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương được ký giữa Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo và Công ty CP Phát triển Năng lượng Tân Tạo (TEDC).
Được biết, trong BCTC năm 2022 đã được kiểm toán vừa công bố, Tân Tạo ghi nhận doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 5,4%, đạt 607,8 tỷ đồng so với mức 576,7 tỷ đồng trong báo cáo tự lập. Thay đổi trên cũng giảm mức âm tại lợi nhuận trước thuế của công ty về mức 214 tỷ đồng, so với mức âm 217,6 tỷ đồng như báo cáo trước đó.
Khoản lỗ sau thuế của Tân Tạo sâu thêm gần 81,4 tỷ đồng, tương đương lỗ 257,9 tỷ đồng so với mức âm 176,5 tỷ đồng ở báo cáo tự lập.
Công ty cho biết phần lỗ tăng thêm là do điều chỉnh tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại từ mức âm 91 tỷ đồng trên báo cáo tự lập lên 2,1 tỷ đồng sau kiểm toán.
Ngoài ra, trong đợt kiểm toán lần này, cơ quan kiểm toán cũng thực hiện điều chỉnh hồi tố làm giảm lợi nhuận trước thuế và sau thuế năm 2021 lần lượt từ mức 329 tỷ và 265 tỷ đồng về mức lỗ 340 tỷ và lỗ 404 tỷ đồng.
Điều này đồng nghĩa với việc Tân Tạo chính thức lỗ 2 năm liên tiếp.
Sau điều chỉnh, lỗ lũy kế tính đến thời điểm cuối năm 2022 của Tân Tạo tăng, do đó vốn chủ sở hữu giảm 865 tỷ đồng về mức 10.096 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn (tổng tài sản) của doanh nghiệp cũng giảm 424 tỷ đồng, còn 12.221 tỷ đồng.
Tại phần tổng tài sản, giá trị giảm chủ yếu do giảm các khoản phải thu dài hạn và tăng các khoản phải thu ngắn hạn. Công ty không còn ghi nhận khoản phải thu về cho vay dài hạn 1.253 tỷ đồng sau kiểm toán.
Cổ phiếu VEA bị đưa vào diện cảnh báo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo về việc đưa gần 1,33 tỷ cổ phiếu VEA của Tổng Công ty CP Máy ... |
Xây dựng điện VNECO 1 lọt top chậm đóng BHXH, cổ phiếu VE1 nằm dài trong diện cảnh báo Công ty CP Xây dựng điện VNECO 1 vừa bị Bảo hiểm xã hội TP Đà Nẵng ‘bêu’ tên trong danh sách các doanh nghiệp ... |
Cổ phiếu vào diện cảnh báo và giải trình của Minh Hữu Liên (MHL) Sau khi cổ phiếu MHL bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa vào diện cảnh báo, MHL đã có văn bản giải trình ... |
Quỳnh Nga
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|