Vietcombank mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với lợi nhuận hợp nhất trước thuế cả năm đạt 41.244 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2022. Với kết quả trên, Vietcombank tiếp tục bỏ xa các nhà băng lớn như BIDV (27.650 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), MB (26.306 tỷ đồng), Agribank (25.400 tỷ đồng), VietinBank (25.100 tỷ đồng), đồng thời xác lập kỷ lục mới về lợi nhuận trong ngành.
Hình minh họa. |
Động lực tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank năm 2023 đến từ việc giảm được chi phí dự phòng rủi ro. Cả năm 2023, Vietcombank đã được hoàn nhập dự phòng hơn 5.131 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay tổ chức tín dụng khác, thay vì phải trích hơn 6.887 tỷ đồng cho các khoản cho vay liên ngân hàng trong năm 2022, qua đó, giúp dự phòng rủi ro giảm từ con số 9.464 tỷ đồng trong năm 2022 xuống còn 4.565 tỷ đồng. Chi phí dự phòng giảm là yếu tố giúp lợi nhuận trước thuế của nhà băng này tiếp tục tăng trưởng dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2023 giảm 2,2% so với năm 2022.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó bí thư phụ trách Đảng bộ, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, năm 2023, dư nợ tín dụng của Ngân hàng đạt gần 1,27 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với cuối năm 2022, tỷ lệ nợ nhóm 2 dưới 0,42%, tỷ lệ nợ xấu chưa tới 0,97%... Nhưng năm qua, Vietcombank giảm gần 5.800 tỷ đồng lãi vay cho gần 290.000 khách hàng với quy mô dư nợ vay lên tới hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Vì thế, thu nhập lãi thuần - nguồn thu chính của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 0,7%, lên 53.621 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 5.780 tỷ đồng, giảm 15,5% so với năm 2022 do sự suy yếu của mảng thanh toán.
Năm 2023, hoạt động tín dụng của Ngân hàng đi ngang so với năm 2022, với 56.136 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Trong khi đó, thu ngoài lãi lại tăng trưởng mạnh so với năm trước. Tuy nhiên, nguồn thu ngoài lãi tăng mạnh và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 15%, còn trích 20.294 tỷ đồng đã giúp Ngân hàng đạt mức tăng trưởng lợi nhuận hơn 20% so với năm 2022.
Tương tự, MB báo lãi trước thuế năm 2023 hơn 26.306 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2022. Năm qua, Ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 6.087 tỷ đồng, giảm đến 24% so với năm trước đó, do hoàn nhập dự phòng hơn 4.800 tỷ đồng (gấp 2 lần năm 2022) từ danh mục cơ cấu nợ thành công cho các nhóm khách hàng Covid từ năm 2020, 2021 và đến nay, cơ bản các khách hàng cơ cấu đã phục hồi hoạt động kinh doanh. Tính chung cả năm 2023, hoạt động chính của MB chỉ tăng trưởng 7% so với năm trước, với 38.683 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Lãi từ dịch vụ xấp xỉ năm trước, ở mức 4.085 tỷ đồng, mặc dù thu từ dịch vụ bảo hiểm sụt giảm.
MB đã tận dụng tối đa room tín dụng Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, tăng trưởng tín dụng của riêng Ngân hàng đạt 28,2%, tuy nhiên, năm qua, Ngân hàng đã điều chỉnh giảm lãi suất 7 lần, với mức giảm từ 2 - 4%/năm để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất - kinh doanh.
Trong bối cảnh thì trường gặp nhiều khó khăn trong năm 2023, ACB vẫn đã hoàn thành các mục tiêu kinh doanh với mức tăng trưởng tín dụng 17,9%, huy động vốn tăng 16,6%, lợi nhuận vượt 20.000 tỷ đồng. Trong đó, tăng trưởng lợi nhuận của ACB chủ yếu đến từ việc thu nhập ngoài lãi tăng 48% so với cùng kỳ.
Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi vào doanh thu là 24%, theo đó giúp áp lực lên mảng thu nhập từ lãi giảm. Trong đó, dịch vụ mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào tăng trưởng thu nhập của ACB. Tỷ lệ ROE ở mức gần 25%, tiếp tục là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả đầu ngành. Đến cuối năm 2023, quy mô tín dụng ACB đạt gần 488.000 tỷ đồng, tăng 17,9% so với đầu năm, cao hơn mức 13,7% bình quân ngành. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây nhờ chính sách cho vay linh hoạt với tình hình thị trường, bên cạnh nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, trong đó có gói tín dụng 50.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi giảm đến 3%/năm để cùng khách hàng vượt qua khó khăn.
ACB cũng triển khai hỗ trợ kịp thời theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước thông qua gói hỗ trợ lãi suất 2% với tổng doanh số giải ngân gần 1.900 tỷ đồng; cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02 với tổng dư nợ 2.200 tỷ đồng. Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB nhận định, cầu vốn khách hàng sẽ dần cải thiện.
Theo báo cáo tài chính năm 2023 vừa được OCB công bố cho thấy, tính đến thời điểm cuối năm 2023, dư nợ thị trường tăng 20,5% so với năm 2022 đạt 148.005 tỷ đồng, đạt kế hoạch năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 144.849 tỷ đồng, hoàn thành 101% mục tiêu đề ra, tăng 20,9% so với năm trước nhờ tích cực triển khai hàng loạt gói cho vay với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản. Tổng thu thuần của OCB tăng 11,6%, đạt 9.525 tỷ đồng, trong đó thu thuần từ lãi đạt 7.291 tỷ đồng, tăng 4,9%.
Theo lãnh đạo OCB, chỉ số tăng trưởng này phần nào phản ánh thực trạng của toàn ngành, khi năm 2023 đa số hoạt động thu từ lãi của nhiều ngân hàng giảm so cùng kỳ, bởi tăng trưởng cho vay của ngành đang chậm lại và sức hấp thu vốn của nền kinh tế yếu. Thêm vào đó, thị trường bất động sản vẫn khó khăn, ngành ngân hàng không những khó khơi thông dòng chảy vốn, mà nợ xấu có xu hướng gia tăng, buộc các nhà băng phải tăng trích lập dự phòng.
Thu thuần ngoài lãi của OCB cũng có sự tăng trưởng trở lại so với năm 2022, khi tăng 40,9%, đạt 2.234 tỷ đồng.... Những yếu tố trên đã giúp OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 5.227 tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm 2022. Bên cạnh đó, OCB cũng chủ động tiết giảm chi phí, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay khi mà chỉ số CIR (chi phí/doanh thu) giảm chỉ còn 33,3%, trong khi năm 2022 là 36,3%. OCB được đánh giá là một trong số ít ngân hàng kinh doanh khởi sắc và kiểm soát tốt chi phí trong năm 2023 khi bối cảnh kinh doanh chung của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank cho hay, cuối năm 2023, dư nợ tín dụng hợp nhất của Ngân hàng đạt 353.000 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2023. NIM đạt trên 5%, tác động hiệu quả lên lợi nhuận khi kết thúc năm qua, nhà băng này thu về hơn 13.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Theo ông Thanh, cầu tín dụng có sự phục hồi mạnh mẽ trong những tháng cuối năm 2023 và xu hướng đó sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2024, khi các lĩnh vực nông, ngư nghiệp, vật liệu xây dựng… tăng trưởng tích cực. Tín dụng tiêu dùng dự báo cũng sẽ hồi phục. Riêng thị trường bất động sản kỳ vọng phục hồi từ cuối năm 2024. Xuất nhập khẩu đã có sự hồi phục ngay từ đầu năm 2024 sẽ là động lực cho việc tăng trưởng GDP và tín dụng trong những quý sắp tới. HDBank kỳ vọng, NIM trong năm nay tăng trưởng trên 5% trong bối cảnh giá vốn đầu vào giảm.
SSI dự báo, năm 2024 vẫn tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với ngành ngân hàng về chất lượng tài sản. Tuy vậy, tình hình chung sẽ có sự cải thiện so với năm 2023, phần lớn là nhờ việc chi phí vốn đã giảm về mức thấp hơn nhiều so với năm ngoái khi lãi suất huy động chạm đáy và lợi nhuận trước dự phòng có sự cải thiện, giúp các nhà băng có dư địa để tạo một bộ đệm dự phòng rủi ro tốt hơn.
VCBS cũng đưa ra dự báo rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2024 duy trì ở mức 12% và vẫn chịu áp lực từ nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản chậm phục hồi. Dự báo về lợi nhuận trước thuế toàn ngành năm 2024, các chuyên gia của tổ chức này cho hay, tăng trưởng có thể không bằng năm ngoái, nhưng sẽ tăng trưởng khoảng 10%. Tuy nhiên, sự phân hóa về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng sẽ tiếp tục diễn ra và càng mạnh mẽ hơn.
Trong trường hợp thị trường bất động sản và kinh tế vĩ mô hồi phục chậm, lợi nhuận các ngân hàng quy mô nhỏ sẽ tiếp tục giảm tốc, thậm chí tăng trưởng âm. Ngược lại, ngân hàng có bộ “đệm” mạnh hay các ngân hàng có kế hoạch tăng vốn năm nay sẽ có động lực tăng trưởng mạnh, kỳ vọng vượt bình quân ngành, với mức tăng lợi nhuận từ 18 - 20%.
Điểm tên 10 ngân hàng cho vay khách hàng nhiều nhất trong năm 2023 Tăng trưởng tín dụng đã bứt tốc mạnh mẽ trong tháng cuối cùng của năm 2023, giúp tổng dư nợ của 28 ngân hàng vượt ... |
NHNN yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng ngay từ những tháng đầu năm 2024 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành công văn số 1088/NHNN - CSTT ngày 7/2/2024 về việc tăng trưởng tín dụng năm ... |
Thu Thảo (T/H)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|