Tìm hiểu về sức khỏe tài chính cá nhân, bộ chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân

(Banker.vn) Sức khỏe tài chính là thuật ngữ mô tả tình chính, bao gồm các khía cạnh như tiền mặt tiết kiệm, thu nhập để chi trả cho các chi phí cố định, giải pháp khi về hưu, giá trị tài sản ròng cá nhân.

Vì sao cần kiểm tra sức khoẻ tài chính cá nhân?

Cũng giống sức khỏe của con người, cứ tin tưởng vào thể trạng của bản thân nhưng một khi kiểm tra sức khỏe thì lại phát hiện ra rất nhiều bệnh đang có dấu hiệu tiềm ẩn. Việc kiểm tra sức khỏe tài chính cũng vậy, giúp bạn phát hiện ra được những vấn đề trong tình hình tài chính của mình, những thói quen, hoạt động liên quan đến tiền bạc, tài sản của bản thân để có một tình hình tài chính ổn định.

4 chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân

Chỉ số nợ

Chỉ số nợ được hiểu là con số giúp xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản. Hiện nay, các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty cho vay tín chấp đều sử dụng chỉ số nợ để đánh giá các khoản vay của khách hàng.

Thông thường họ sử dụng các công cụ như chỉ số nợ trên tài sản, chỉ số nợ trên thu nhập và chỉ số thanh toán dịch vụ tín chấp để đánh giá một cách chính xác nhất.

Tìm hiểu về sức khỏe tài chính cá nhân, bộ chỉ số đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân

Chỉ số nợ = Tổng nợ / Tổng tài sản

Về cơ bản, nếu số dư tín dụng tăng thì hệ số nợ cũng tăng. Bởi lẽ khi xài thẻ tín dụng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang mượn tiền của ngân hàng để chi trả. Do đó chỉ số nợ sẽ tăng lên.

Ví dụ: Khi bạn dùng thẻ tín dụng để thanh toán một khoản phí 1 triệu đồng. Tức là bạn đã vay ngân hàng 1 triệu đồng, chỉ số nợ của bạn tăng lên, nhưng tổng tài sản của bạn vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn có tài sản tích lũy thì số tài sản này sẽ giảm xuống.

Nhìn chung, các chỉ số trả nợ và chỉ số trả nợ tín dụng đều được các tổ chức tài chính sử dụng để đánh giá sức khỏe tài chính của người đi vay. Từ đó xác định rõ ràng hơn về độ tín nhiệm của họ trong tương lai – Liệu có thể trả hết nợ cho bên cho vay hay không?

Chỉ số tiết kiệm

Chỉ số tiết kiệm là con số đánh giá chính xác nhất phần trăm tiết kiệm là bao nhiêu trên tổng số thu nhập.

Chỉ số tiết kiệm = Số tiền tiết kiệm / Thu nhập đã trừ thuế

Chỉ số tiết kiệm có thể âm trong trường hợp dòng tiền chi vượt quá dòng tiền thu. Lúc này, sức khỏe tài chính của bạn sẽ lâm vào tình trạng báo động. Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, hàng tháng bạn nên dành ra ít nhất 10% cho tiết kiệm để đảm bảo sức khỏe tài chính cá nhân cho mình.

Chỉ số đầu tư

Chỉ số đầu tư đánh giá tỷ lệ phần trăm đầu tư so với thu nhập cá nhân là bao nhiêu.

Chỉ số đầu tư = Tổng thu nhập (đã trừ thuế) – chỉ số tiết kiệm – chỉ số nợ – các khoản chi phí khác

Chỉ số đầu tư này có thể âm, bằng 0 hoặc dương. Bởi lẽ nó còn tùy thuộc vào tình hình tài chính và mức độ chịu đựng rủi ro của mỗi người. Chỉ số đầu tư sẽ luôn đi liền với tỷ lệ rủi ro. Tức là, chỉ số đầu tư càng cao thì tỷ lệ rủi ro cũng càng lớn và ngược lại.

Trường hợp bạn đang sở hữu mức thu nhập cao và ổn định thì bạn có thể chi ra 50% thu nhập dành cho đầu tư, trong đó 30% cho đầu tư an toàn, 10% dành cho đầu tư kinh doanh và 10% dành cho đầu tư mạo hiểm. Trường hợp thu nhập thấp hơn thì bạn có thể dành 10% thu nhập cho đầu tư.

Chỉ số thanh khoản

Chỉ số thanh khoản được hiểu là một nhóm số liệu cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một cá nhân khi đi vay mà không cần phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Hiểu đơn giản thì đây chính là khả năng trả nợ trong ngắn hạn bằng số tiền họ đang có mà không ngờ các sự can thiệp khác.

Tỷ lệ thanh khoản = Tài sản thanh khoản / Chi phí hàng tháng

Ví dụ: Người A cho chi phí sinh hoạt hàng tháng là 5 triệu, tổng tài sản mà họ có (cộng cả tiền tiết kiệm) là 20 triệu. Lúc này chỉ số thanh khoản = 20 / 5 = 4.

Như vậy, người này có thể xoay sở chi phí tối đa 04 tháng khi không có thu nhập.

Cách duy trì sức khoẻ tài chính luôn ở tình trạng ổn định

Việc một người trẻ có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt theo kế hoạch là điều cần thiết để duy trì cuộc sống tài chính ổn định và là tiền đề tạo nền tảng tài chính vững chắc. Thiết lập chiến lược tài chính cá nhân bằng phương pháp khoa học, cụ thể là điều đầu tiên bạn phải bắt tay vào thực hiện sau khi kiểm tra sức khỏe tài chính.

Lập ngân sách: Sử dụng phương pháp phân chia thu nhập cho các khoản chi tiêu (chi phí cố định; chi phí đi lại – giải trí; khoản tiết kiệm – đầu tư) là bạn đang tự đặt ra hạn mức chi tiêu của mình và hãy cố gắng sử dụng tiền bạc đúng theo giới hạn để đừng xảy ra tình trạng “thâm hụt” ngân sách.

Nghĩ tới bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và lập ra quỹ dự phòng cho trường hợp khẩn cấp.

Nói “Không” với các khoản tín dụng.

Ngoài ra, bạn cần tuân thủ theo kỷ luật và nguyên tắc đã đặt ra để sớm hình thói quen tốt về tiền bạc như cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm; không nôn nóng khi đầu tư chứng khoán; chi tiêu có mục đích cho những vấn đề thật sự cần thiết.

Tìm hiểu về đơn vị yết giá chứng khoán, các quy định về đơn vị yết giá chứng khoán

Khi nhà đầu tư mới tham gia giao dịch chứng khoán có thể chưa hiểu được hết các khái niệm liên quan về thị trường, ...

Tìm hiểu hình thức đầu tư theo dòng tiền trong chứng khoán

Đầu tư chứng khoán theo dòng tiền là đầu tư vào các loại chứng khoán đang được nhiều người lựa chọn, dòng tiền đang đổ ...

Tìm hiểu về vốn ODA, ưu và nhược điểm của nguồn vốn ODA

Với mỗi quốc gia kém và đang phát triển hầu như sẽ có những khoản vay từ các quốc gia lớn hơn. Những khoản vay ...

Đại Dương

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán