Tìm hiểu về lệnh điều kiện trong thị trường chứng khoán

(Banker.vn) Lệnh điều kiện CO (Conditional Order)cơ bản là một tính năng để nhà đầu tư mua bán linh hoạt, nhất là những nhà đầu tư không có nhiều thời gian theo dõi bảng điện tử.

Khái niệm lệnh điều kiện

Lệnh điều kiện trong chứng khoán trong tiếng Anh được gọi là Conditional Order.

Lệnh điều kiện giúp người đầu tư chứng khoán có thể đặt lệnh mua/bán với giá mục tiêu mong muốn khi giá cổ phiếu chạm một mức giá mục tiêu đã định trước. Lệnh này sẽ giúp người đầu tư có thể giảm thiểu các rủi ro và chớp cơ hội mua/bán trước sự biến động bất ngờ của thị trường.

Lệnh điều kiện là loại lệnh khi đặt có kèm điều kiện. Sau khi người đầu tư chứng khoán hoàn thành thao tác đặt lệnh, lệnh ở trạng thái chờ kích hoạt, chưa được đẩy vào danh sách lệnh chờ gửi vào sàn. Lệnh chỉ được kích hoạt và đẩy vào sàn khi đạt điều kiện đã đặt ra.

Tìm hiểu về lệnh điều kiện trong thị trường chứng khoán

Lệnh điều kiện được chia thành nhiều loại, cụ thể:

Lệnh điều kiện với thời gian TCO (Time Conditional Order): Nhà đầu tư có thể đặt lệnh trước phiên giao dịch từ một đến nhiều ngày với số lượng và mức giá xác định. Lệnh này có hiệu lực tối đa trong 30 ngày.

Việc đặt lệnh được thực hiện bất cứ lúc nào, sau đó lệnh nằm chờ trong hệ thống của công ty chứng khoán và chỉ được kích hoạt khi thoả mãn điều kiện chọn trước. Nhà đầu tư có thể chọn hình thức khớp lệnh là phát sinh một lần (đồng nghĩa sau khi được kích hoạt thì dù khớp hết, khớp một phần hay không khớp thì cũng bị huỷ bỏ) hoặc phát sinh cho tới khi khớp hết khối lượng.

Lệnh tranh mua hoặc tranh bán PRO (Priority Order): Là lệnh nhà đầu tư sẵn sàng mua ở các giá ATO/trần/ATC và sẵn sàng bán ở các giá ATO/sàn/ATC. Lệnh có hiệu lực cho phiên giao dịch kế tiếp sau khi nhà đầu tư đặt và có thể đặt trước cho tối đa 30 ngày giao dịch kế tiếp.

Lệnh dừng ST (Stop Order): Là lệnh để nhà đầu tư xác định trước giá cắt lỗ hoặc chốt lãi trong tương lai. Lệnh này có hiệu lực ngay khi nhà đầu tư đặt và kéo dài trong 30 ngày.

Lệnh xu hướng TS (Trailing Stop Order): Nhà đầu tư sẽ chọn mã chứng khoán và khối lượng muốn giao dịch, cộng thêm khoảng dừng theo giá trị tuyệt đối (nghìn đồng) hoặc giá trị tuơng đối (%). Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể thiết lập thêm giá mua thấp nhất hoặc bán cao nhất. Khi giá chứng khoán chạm đến khoảng dừng hoặc giá thì lệnh sẽ được kích hoạt. Tương tự các lệnh điều kiện khác, lệnh xu hướng có hiệu lực tối đa 30 ngày.

Các loại giá trong lệnh xu hướng:

Giá thị trường (MP_ Market Price): là giá khớp cuối cùng của cổ phiếu hoặc chỉ số. Đầu ngày khi chưa có giá khớp gần nhất thì giá MP sẽ được xác định là giá tham chiếu.

Giá kích hoạt: (TP_ Trigger Price): là giá được sử dụng để so sánh với giá thị trường của cổ phiếu để xác định điều kiện về giá của lệnh điều kiện có thỏa mãn hay không.

Giá đặt lệnh: (OP_ Order Price): là giá của lệnh thật được phát sinh vào sàn khi lệnh thỏa mãn điều kiện về lệnh đặt.

+ Lệnh mua xu hướng

Giúp nhà đầu tư mua được cổ phiếu rẻ nhất có thể trong trường hợp dự đoán thị trường sẽ giảm nhằm thiểu hóa chi phí cho khách hàng.

+ Lệnh bán xu hướng

Lệnh này giúp nhà đầu tư bảo vệ được lợi nhuận tiềm năng của mình khi xu hướng thị trường lên.

Tìm hiểu khái niệm về kinh doanh, các mô hình kinh doanh hiện nay

Kinh doanh không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho cá nhân, tổ chức mà còn thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đáp ...

Tìm hiểu phiên phân phối đỉnh, các dấu hiệu nhận biết phân phối đỉnh

Phân phối đỉnh là biểu hiện của cổ phiếu đang trong một xu hướng tăng giá nhưng đột nhiên có một vài phiên xuất hiện ...

Tìm hiểu về chi phí cơ hội trong đầu tư chứng khoán

Khi bạn lựa chọn một phương án, bạn sẽ phải chấp nhận sự đánh đổi, đôi khi có thể bạn sẽ đánh mất sự lựa ...

Trâm Trâm (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán