Tìm hiểu về cổ phiếu niêm yết, phân loại cổ phiếu niêm yết

(Banker.vn) Niêm yết chứng khoán là khái niệm chung để nói đến việc niêm yết cổ phiếu, đây là một quá trình để xác định các loại chứng khoán đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và được phép giao dịch trên sàn chứng khoán.

Khái niệm cổ phiếu niêm yết

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật chứng khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019 số 54/2019/QH14 về khái niệm niêm yết chứng khoán như sau:

Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết.

Có thể hiểu niêm yết chứng khoán là khái niệm chung để nói đến việc niêm yết cổ phiếu, đây là một quá trình để xác định các loại chứng khoán đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và được phép giao dịch trên Sở Giao dịch hứng khoán (SGDCK). Cụ thể, nếu công ty phát hành đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định tính cũng như định lượng mà SGDCK đề ra thì SGDCK sẽ chấp thuận cho công ty phát hành chứng khoán niêm yết hay cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên SGDCK.

Tìm hiểu về cổ phiếu niêm yết, phân loại cổ phiếu niêm yết

Niêm yết chứng khoán thường bao gồm các việc yết giá chứng khoán cũng như tên tổ chức phát hành. Hoạt động niêm yết chứng khoán này đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo được sự tin cậy trên thị trường đối với các nhà đầu tư. Vì vậy, các công ty niêm yết cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện niêm yết do SGDCK ban hành.

Thông thường, có hai quy định chính về quy định niêm yết là yêu cầu về tính khả mại của các loại chứng khoán và việc công bố thông tin của công ty. Các thông tin và cơ hội nắm bắt thông tin do công ty phát hành công bố đến công chúng và các nhà đầu tư là ngang nhau, bình đẳng. Từ đó, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp nhận thông tin, kể cả những thông tin mang tính tức thời hay thông tin mang tính chất định kỳ có tác động đến khối lượng và giá cả chứng khoán giao dịch.

Mục đích của việc niêm yết cổ phiếu

Hỗ trợ, thiết lập mối quan hệ hợp đồng giữa công ty có phát hành cổ phiếu niêm yết và Sở Giao dịch Chứng khoán.

Đảm bảo công ty phát hành thực hiện đúng quy định, trách nhiệm và nghĩa vụ về việc công bố thông tin chính xác, công bằng và minh bạch.

Giúp thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, tạo niềm tin giao dịch với nhà đầu tư thông qua các cổ phiếu được kiểm định khắt khe.

Đảm bảo việc các nhà đầu tư có thể tìm hiểu được đầy đủ các thông tin về công ty phát hành.

Giúp xác định giá một cách công bằng trên thị trường. Vì khi niêm yết công khai, giá sẽ được hình thành dựa trên mối quan hệ cung – cầu.

Phân loại cổ phiếu niêm yết

Loại cổ phiếu niêm yết Đặc điểm
Niêm yết lần đầu (Initial Listing)

Khi các công ty phát hành đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết sẽ được Sở Giao dịch Chứng khoán cho phép đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu, ngay sau khi phát hành.

Còn được nhiều nhà đầu tư biết đến là IPO.

Niêm yết bổ sung (Additional Listing) Là loại cổ phiếu được Sở Giao dịch Chứng khoán cho phép niêm yết cổ phiếu mới phát hành nhằm tăng vốn đầu tư. Hoặc có thể vì nguyên do sáp nhập, công ty chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu,…
Thay đổi niêm yết (Change Listing) Khi công ty phát hành đổi tên chứng khoán, khối lượng, mệnh giá trong giao dịch hoặc tổng giá trị cổ phiếu được niêm yết.
Niêm yết lại (Relisting) Cho phép công ty phát hành niêm yết lại các cổ phiếu trước đây chưa đạt tiêu chuẩn duy trì niêm yết và bị hủy bỏ.
Niêm yết cửa sau (Back door Listing) Khi một công ty niêm yết sáp nhập, liên kết vào một công ty khác chưa được niêm yết. Và công ty không niêm yết đang nắm quyền kiểm soát công ty còn lại.
Niêm yết toàn phần (Dual Listing) Công ty thực hiện niêm yết tất cả cổ phiếu tại một Sở Giao dịch Chứng khoán trong hoặc ngoài nước sau khi phát hành ra công chúng.
Niêm yết từng phần (Partial listing)

Công ty thực hiện niêm yết một phần cổ phiếu tại một Sở Giao dịch Chứng khoán trong hoặc ngoài nước trong một lần phát hành ra công chúng. Phần còn lại chưa được hoặc không niêm yết.

Thường diễn ra ở các công ty do chính phủ kiểm soát và chỉ được niêm yết phần cổ phiếu thuộc sở hữu của các nhà đầu tư cá nhân.

Những điều cần biết trước khi giao dịch tiền điện tử

Tiền điện tử là một trong những hình thức đầu tư được ưa chuộng nhất hiện nay, nhất là trong thời điểm nền kinh tế ...

Những điều cần biết về phương pháp đầu tư tăng trưởng

Đầu tư tăng trưởng là một chiến lược khôn ngoan giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận hiệu quả. Đây là một phong cách đầu ...

Những điều cần biết về chỉ số PMI, ý nghĩa và cách tính chỉ số PMI

Nhờ có chỉ số PMI, các nhà hoạch định chính sách, nhà phân tích và quản lý mua hàng nắm được các thông tin về ...

Đình Trọng (t/h)

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục