Tìm hiểu mô hình CAPM trong đầu tư chứng khoán

(Banker.vn) Trong đầu tư chứng khoán, mô hình CAPM được nhà đầu tư lựa chọn để đo lường mức độ lợi nhuận kỳ vọng của một cổ phiếu hay danh mục cụ thể. Vậy mô hình CAPM là gì? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

Mô hình CAPM

CAPM là từ viết tắt tiếng Anh của Capital Asset Pricing Model - mô hình định giá tài sản vốn, mô hình này mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng.

Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán bằng lợi nhuận không rủi ro (risk – free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoán đó. Rủi ro không toàn hệ thống không được xem xét trong mô hình này do nhà đầu tư có thể xây dựng danh muc đầu tư đa dạng hóa để loại bỏ loại rủi ro này.

Mô hình định giá tài sản vốn là một trong những thay đổi quan trọng nhất trong lí thuyết danh mục đầu tư. CAPM lần đầu được nêu ra bởi Harry Markowitz năm 1952 đã làm thay đổi hoàn toàn các đánh giá trước đây của các nhà đầu tư về chứng khoán. Năm 1963 - 1964, William Sharpe, John Lintner, Jack Treynor và Jan Mossin đã tiếp tục phát triển và đơn giản hóa nghiên cứu của Harry Markowitz.

Tìm hiểu mô hình CAPM trong đầu tư chứng khoán
Mô hình CAPM (ảnh nguồn internet)

Bất cứ khi nào một khoản đầu tư được thực hiện, chẳng hạn vào cổ phiếu của một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ có rủi ro là lợi tức thực tế của khoản đầu tư sẽ khác với lợi nhuận kỳ vọng. Các nhà đầu tư khi bắt đầu dự tính lợi nhuận cũng sẽ tính đến rủi ro của một khoản đầu tư, và mô hình CAPM là một phương pháp tính toán lợi tức cần thiết cho một khoản đầu tư dựa trên việc đánh giá rủi ro của nó.

Công thức CAPM

Mô hình CAPM có công thức như sau:

E(Ri) = Rf + βi [E(Rm) – Rf]

Trong đó:

E(Ri): lợi nhuận kỳ vọng từ một cổ phiếu cụ thể

E(Rm): lợi nhuận kỳ vọng của thị trường

Rf: lợi nhuận của tài sản phi rủi ro

βi (Hệ số beta): là hệ số đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu hoặc danh mục đầu tư cụ thể so với mức độ rủi ro của toàn thị trường.

[E(Rm) – Rf]: bù đắp rủi ro thị trường

Mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng và và hệ số Beta được thể hiện bằng đường thị trường chứng khoán - Security Market Line SML.

Từ công thức trên, nhà đầu tư cần lưu ý các điểm sau:

β = 0: khi đó lợi nhuận là tối đa vì không có rủi ro.

β = 1: khi đó lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu bằng lợi nhuận kỳ vọng của thị trường.

Hệ số góc trong hình vẽ Rm - Rf thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu và hệ số Beta.

Ví dụ: Trong một danh mục có cổ phiếu X và Y với hệ số rủi ro lần lượt là 1,5 và 0.7. Lợi nhuận phi rủi ro là 7%, lợi nhuận danh mục thị trường là 13,4%. Nếu nhà đầu tư kết hợp hai loại cổ phiếu này theo tỷ trọng bằng nhau. Lúc đó, lợi nhuận kỳ vọng sẽ được tính như sau:

Áp dụng công thức mô hình CAPM ta có:

Lợi nhuận kỳ vọng của X = 7 + 1,5 x (13.4 – 7)= 16.6%

Lợi nhuận kỳ vọng của Y = 7 + 0,7 x (13.4 – 7)= 11.48%

Tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư là= 0.5 x (13.6+11.48) = 14.04%

Có tính đến cả yếu tố rủi ro thị trường: Công thức tính lợi nhuận kỳ vọng trong mô hình CAPM có tính đến cả rủi ro thị trường. Điều này cho thấy sự tính toán kỹ lưỡng, chi tiết hơn những mô hình khác. Đặc biệt yếu tố thị trường luôn tác động mạnh mẽ đến kết quả đầu tư.

Ứng dụng của mô hình CAPM trong chứng khoán

Đối với mô hình này các nhà đầu tư có thể ước tính được lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư vào một cổ phiếu cụ thể hoặc một danh mục đầu tư.

Mô hình capm giúp cho các nhà đầu tư lựa chọn các cổ phiếu phù hợp với danh mục đầu tư của mình.

Mô hình này là mô hình đơn giản và được rất nhiều nhà đầu tư ưa thích sử dụng khi lựa chọn cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng giống như các mô hình khác, mô hình CAPM không nên áp dụng riêng lẻ mà nên kết hợp với các phương pháp khác để lựa chọn được cổ phiếu phù hợp.

Phương Chi

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán