Bà Rịa-Vũng Tàu: Người dân nói gì trước khi sáp nhập tỉnh? Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh? Bất động sản vùng nào tăng vọt sau tin sáp nhập tỉnh? |
"Địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"
Tại buổi họp báo của Bộ Nội vụ ngày 28/4, liên quan đến tiêu chuẩn chức danh của cán bộ, công chức cấp xã sau sắp xếp, ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) thông tin rằng hiện nay, Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, trong đó có đề xuất hệ thống công vụ thống nhất trong hệ thống chính trị ở các cấp.
![]() |
Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương. |
Sau khi dự luật được thông qua, sẽ có hệ tiêu chí chung về tiêu chuẩn chức vụ, chức danh của đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có công chức cấp xã.
Về phương án nhân sự, ông Phan Trung Tuấn cho biết, khi Đảng ủy Chính phủ xây dựng đề án đã trình Bộ Chính trị xem xét kỹ lưỡng 3 lần trước khi trình Trung ương. Trong đó có vấn đề biên chế, trước mắt cơ bản sẽ giữ nguyên số lượng biên chế hiện nay. Đồng thời, lãnh đạo quản lý, công chức viên chức cấp huyện chuyển về cấp xã sau sắp xếp.
Ông Phan Trung Tuấn lưu ý, phương án nhân sự được nêu trong Kết luận 150 của Bộ Chính trị. Nhưng tinh thần đang thực hiện nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Dẫn lại thông tin từ các lãnh đạo cấp cao, ông Phan Trung Tuấn thông tin có thể bố trí ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy làm bí thư của 1 phường, đứng đầu cấp ủy của đơn vị hành chính cấp xã mới.
"Không chỉ Giám đốc sở, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên mà thậm chí địa bàn quan trọng có thể bố trí đến cả ủy viên ban thường vụ cấp tỉnh để làm người đứng đầu cấp ủy địa phương. Đặc biệt, tất cả phương án nhân sự ai làm bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch, người đứng đầu các cơ quan chuyên môn sẽ do cấp tỉnh quyết định, chịu trách nhiệm nhưng tiêu chuẩn chức danh sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền", ông Phan Trung Tuấn nêu.
Đột phá về quản lý cán bộ
Cũng tại buổi họp báo, ông Vũ Hải Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Biên chế (Bộ Nội vụ) cho biết, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi sẽ hướng tới quản lý mọi vấn đề với cán bộ, công chức, viên chức đều dựa theo vị trí việc làm.
"Tới đây việc quản lý, sử dụng hệ thống vị trí việc làm như một công cụ cơ bản để thay đổi toàn bộ cơ chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức, từ khâu tuyển dụng, đánh giá. Sau này thì mọi khâu đều theo vị trí việc làm hết, kể cả đầu ra cũng theo vị trí việc làm. Tiến tới tiền lương cũng theo vị trí việc làm. Tất nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu, theo dõi. Sau này khi luật có hiệu lực sẽ có nhiều cơ sở, yếu tố để tính toán việc này", ông Vũ Hải Nam nhấn mạnh.
![]() |
Vụ trưởng Vụ tổ chức biên chế Vũ Hải Nam. |
Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp là nhiệm vụ quan trọng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước, của từng địa phương trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của đất nước và dân tộc
Đây là cuộc cải cách về đơn vị hành chính các cấp trong cả nước có quy mô lớn nhất, toàn diện và triệt để nhất từ trước đến nay, có tác động sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, mọi cấp, mọi ngành, mọi địa phương và trực tiếp đến từng người dân.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cũng là bước đi quan trọng trong việc tiếp tục đổi mới tư duy quản trị quốc gia, quản trị địa phương, sắp xếp, tổ chức lại các tỉnh, thành phố và cấp xã để mở rộng không gian phát triển với tầm nhìn dài hạn; tổ chức lại mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp như hiện nay sang mô hình 2 cấp hiện đại, tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới phục vụ tốt nhất người dân, tổ chức và doanh nghiệp. |