Tiềm năng lớn từ khai thác quặng Boxit: Đâu là doanh nghiệp hưởng lợi?

(Banker.vn) Việt Nam có tiềm năng trở thành một nhà sản xuất nhôm lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tổng thể của đất nước, chính vì vậy, việc gia nhập vào ngành sẽ là cơ hội lớn phát triển dài hạn cho các doanh nghiệp khi trúng thầu hoặc được phê duyệt khai thác.

Tiềm năng triển vọng phát triển

Theo báo cáo Mineral Commodity Summaries (MCS) 2023 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), hiện có khoảng 31 tỷ tấn tổng trữ lượng quặng Boxit trên thế giới được ghi nhận, trong đó, Việt Nam có trữ lượng lớn thứ hai với 5,8 tỷ tấn.

Ở nước ta, hiện nay Đắk Nông là tỉnh có trữ lượng Boxit lớn nhất, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng cả nước với trữ lượng thăm dò ước tính 2,6 tỷ tấn, đây cũng là tỉnh có trữ lượng quặng Boxit lớn nhất Đông Nam Á.

Tuy nhiên hiện nay, chuỗi giá trị nhôm thượng nguồn trong nước còn kém phát triển do không có đơn vị điện phân nhôm. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) là nhà sản xuất Boxit và alumin duy nhất tại Việt Nam và có 2 nhà máy đặt tại Tây Nguyên.

Trong bối cảnh sự chuyển hướng sang năng lượng tái tạo và xe điện. Theo IEA, đến năm 2025, năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn sản xuất điện chính, cung cấp 1/3 lượng điện trên thế giới. Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố ngày 26/4 cũng cho thấy doanh số bán xe điện (EV) đang tăng mạnh và dự kiến sẽ chiếm gần 20% số xe bán ra trong năm 2023.

Nhôm là một thành phần quan trọng trong các ngành công nghệ carbon thấp như: Năng lượng gió, lưu trữ năng lượng và thủy điện. Kim loại này được sử dụng rộng rãi trong các dự án năng lượng gió trên bờ và ngoài biển, bao gồm các bộ phận của bệ tháp và tua-bin.

Chính vì vậy, nhôm được đánh giá là vật liệu thiết yếu và quan trọng trong sự phát triển năng lượng tái tạo, từ đó sẽ tạo đà cho sự tăng trưởng của nhu cầu nhôm trong thập kỷ tới. Tiêu thụ nhôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng thêm 33,3 triệu tấn trong thập kỷ tới, từ 86,2 triệu tấn vào năm 2020 lên 119,5 triệu tấn vào năm 2030.

Đường đua gia nhập của các doanh nghiệp lớn

Tại Việt Nam, vào ngày 18/7/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, theo quy hoạch Bô xít giai đoạn 2021 – 2030, cả nước có 19 đề án thăm dò (trữ lượng 1,709 triệu tấn quặng nguyên khai), trong đó, Đăk Nông có 7 đề án. Với khâu khai thác, sẽ mở rộng mỏ Nhân Cơ, Tân Rai, đầu tư mới 8 – 10 mỏ. Đây được đánh giá là tin vui cho nhiều doanh nghiệp khi danh sách đang xếp hàng xin được đầu tư vào việc khai thác và chế biến sâu quặng Bô Xít – Nhôm khá dày với các tên tuổi lớn.

Nhiều dự án lớn đã được đề xuất của các doanh nghiệp “khủng” tham gia vào đường đua gia nhập tính tới nay bao gồm: Tập đoàn Thaco đề xuất mức đầu tư dự kiến 50.000 tỷ đồng; Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) dự kiến 56.000 tỷ đồng; Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) dự kiến 4 tỷ USD.

Theo báo cáo phân tích, quý II/2023, DGC có kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu thuần 2,414 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 882 tỉ đồng. Với kết quả trên, DGC đã vượt 11% kế hoạch doanh thu và vượt 40% so với chỉ tiêu lợi nhuận quý II/2023.

Nửa đầu năm 2023, DGC đã mua lại 100% cổ phần của Công ty CP Phốt pho 6 và 51% cổ phần Ắc quy Tia Sáng (HNX:TSB), ngoài việc thể hiện “tham vọng” của DGC trong việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, hành động “thâu tóm” này cũng thúc đẩy DGC có động lực tăng trưởng lớn trong trung và dài hạn.

Tiềm năng lớn từ khai thác quặng Boxit: Đâu là doanh nghiệp hưởng lợi?
Diễn biến giá cổ phiếu DGC.

Chốt phiên giao dịch ngày 28/7, cổ phiếu DGC đang có giá 72.600 đồng/cổ phiếu. Tính từ hồi đầu năm tới nay, cổ phiếu DGC đã tăng tưởng hơn 18% và lập đỉnh giá cao nhất trong tháng 7.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) cũng là doanh nghiệp triển vọng lớn khi xin được đầu tư vào việc khai thác và chế biến sâu quặng Bô Xít – Nhôm. Trong phiên giao dịch sáng ngày 28/7, cổ phiếu HPG trên sàn chứng khoán đang duy trì ở mức giá 28.450 đồng. Trước đó, nhịp bứt phá từ vùng giá 21.x đồng hồi đầu tháng 6 đã giúp cổ phiếu HPG tăng 30,7% lên mức 27.700 đồng/cổ phiếu, đây cũng là mức giá cao nhất từ cuối tháng 5/2022.

Việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện các dự án thăm dò và khai thác phải có đủ năng lực thực hiện các dự án từ khâu thăm dò đến chế biến sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường. Từ đó, nhiều chuyên gia đánh giá DGC và HPG là những doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhờ khả năng tài chính và kỹ thuật cao.

Tại Việt Nam, Boxit được khai thác từ các mỏ lộ thiên không sâu, có chi phí khai thác tương đối thấp. Tự khai thác mỏ Boxit là điều kiện tiên quyết để có một dự án alumin hiệu quả về chi phí. Biên lợi nhuận ròng và tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư alumin là 20%. Tiềm năng phát triển từ khai thác quặng Boxit trong tương lai có thể khiến cho thị trường chứng khoán hưởng lợi và giúp các doanh nghiệp tiềm năng đột phá về thu nhập.

Việt Nam nắm giữ trữ lượng quặng bôxít lớn thứ hai toàn cầu

Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) vừa công bố báo cáo Mineral Commodity Summaries (MCS) 2023, theo đó Việt Nam xếp thứ hai ...

Tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Trần Đình Long: "Kỳ thủ" tính trước 20 nước cờ

Vượt mặt tỷ phú Phạm Nhật Vượng, “cha đẻ” Thép Hòa Phát - ông Trần Đình Long đang “dẫn đầu” trên sàn chứng khoán với ...

Hóa chất Đức Giang (DGC) "nuốt trọn" một doanh nghiệp phốt pho 3 tháng tuổi ở Lào Cai

Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC) vừa mạnh tay chi 635 tỷ đồng để mua lại toàn bộ vốn của ...

Lê Trang

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán