“Nóng” cuộc đua hút tiền gửi không kỳ hạn giữa các ngân hàng |
Lãi suất tiết kiệm ở các ngân hàng bắt đầu tăng nhanh sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng tiếp lãi suất điều hành vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo đó, trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng đa số đều tăng lên mức tối đa quy định. Cuộc đua lãi suất cũng đã có các ngân hàng quốc doanh tham gia, với mức tăng mạnh 1 điểm phần trăm ở kỳ hạn 12 tháng hồi đầu tháng 11.
Lãi suất tăng cao kéo theo nhiều rủi ro và hệ lụy. Ảnh minh họa |
Ở cuộc đua lãi suất tiền gửi không kỳ hạn (CASA), Techcombank và VPBank đã đi đầu trong việc nâng lãi suất không kỳ hạn lên mức trần 1%/năm. Đồng thời, rất nhiều ngân hàng cũng đã niêm yết lãi suất không kỳ hạn ở mức kịch trần 1% như: OCB, Sacombank, KienLongBank, BacABank,…
Thực tế hiện nay, khi mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng cao, nếu ngân hàng nào không tăng lãi suất thì rất dễ tụt lại trong cuộc đua thu hút thanh khoản cuối năm, nhất là trong bối cảnh dòng tiền có tham vọng tìm nơi an toàn nhưng lãi suất lại phải đủ hấp dẫn khi kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá đang tăng cao.
Thậm chí, ở thời điểm tuần đầu tháng 11 để thu hút sự chú ý của khách hàng đã có nhiều ngân hãng nâng lãi suất huy động lên mức 10-11%/năm. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn thì mức lãi suất này thực tế có các điều kiện đi kèm theo và không phải ai cũng có thể gửi được.
Một số quan điểm cho rằng, việc thu hút khách hàng tiền gửi bằng lãi suất dẫn đến hệ lụy lớn trên thị trường, tác động không tích cực với chính các tổ chức tín dụng vì chi phí cao, không ổn định và rủi ro thị trường. Mặt khác, điều này còn tạo ra hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh, xáo trộn không cần thiết và tâm lý không tốt trên thị trường.
Các tổ chức tín dụng cần công khai minh bạch các mức lãi suất áp dụng, cũng như niêm yết tỷ giá mua - bán. Thực hiện nghiêm túc yêu cầu này, sẽ góp phần đảm bảo phát huy được vai trò của lãi suất, tỷ giá, đồng thời không gây ảnh hưởng đến lãi suất bình quân chung trên thị trường.
Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng phải đảm bảo cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp giữa ngắn hạn và trung dài hạn; giữa VND và ngoại tệ; giữa cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, chứng khoán và bất động sản; đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng, nhất là các tỷ lệ về an toàn vốn tối thiểu; sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và cơ cấu hợp lý tài sản có sinh lời, để tăng trưởng ổn định, an toàn và hiệu quả. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng và tác động tích cực đến lãi suất , bởi lẽ cung cầu vốn được đảm bảo, sẽ không áp lực nhiều đến tăng lãi suất, cũng như chạy đua lãi suất để thu hút vốn, gây xáo trộn thị trường không cần thiết. Đây nhiệm vụ thường xuyên, yêu cầu quan trọng đối với mỗi tổ chức tín dụng trong suốt quá trình hoạt động, quá trình huy động vốn và cho vay vốn.
Nhóm “Big 4” ngân hàng dẫn đầu về cho vay khách hàng 9 tháng đầu năm Sau 9 tháng đầu năm, 3 ngân hàng BIDV, VietinBank, Vietcombank đang cho vay khách hàng hơn 3,8 triệu tỷ đồng, tăng 12,4% so với ... |
Thanh khoản hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang trạng thái hút ròng tuần qua Trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang trạng thái hút ròng, đưa ra khỏi hệ thống 5.652 tỷ đồng thông qua nghiệp ... |
USD tiếp tục giảm giá, tiền đồng bớt căng thẳng Chỉ số Dollar Index (DXY) sáng nay đứng ở mức 106,5 điểm, giảm 1,64% so với phiên giao dịch trước. USD hạ nhiệt sau khi ... |
Hoàng Hà (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|