Tick xanh trách nhiệm: Bước tiến mới cho nông sản Đà Lạt

(Banker.vn) Chương trình 'Tick xanh trách nhiệm' của Bách Hóa Xanh được ký kết với các doanh nghiệp sẽ đem lại chuỗi cung ứng an toàn, minh bạch cho nông sản Lâm Đồng.
Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay Việt Nam - Hàn Quốc Kinh tế Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông trước sáp nhập tỉnh Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Lâm Đồng

Ngày 4/4, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Bách Hóa Xanh tổ chức lễ ký kết chương trình “Tick xanh trách nhiệm”, với sự tham gia của các nhà cung cấp rau, củ, quả và trái cây trên địa bàn. Sự kiện diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Lâm Đồng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bách Hóa Xanh trong việc cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng đến tay người tiêu dùng.

Cam kết từ các nhà cung cấp

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Khánh – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng - nhấn mạnh, Lâm Đồng là tỉnh tiên phong trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đang chú trọng vào nền nông nghiệp xanh, hữu cơ. Với lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng, ngành nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.

Lâm Đồng: Nâng cao chất lượng thực phẩm qua "Tick xanh trách
Ông Nguyễn Văn Khánh – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng phát biểu.

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 70.185 ha trồng nông sản các loại, sản lượng hàng năm đạt trên 2.490.613 tấn, với 255 chuỗi liên kết và gần 32.000 hộ liên kết cho sản xuất và tiêu thụ nông sản. Thương hiệu “Rau Đà Lạt” và “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đã khẳng định vị thế và uy tín của nông sản Lâm Đồng trên thị trường cả trong và ngoài nước. Đến năm 2024, tỉnh Lâm Đồng có 5 tổ chức sản xuất được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Lâm Đồng: Nâng cao chất lượng thực phẩm qua "Tick xanh trách
Tick xanh trách nhiệm trên nông sản Lâm Đồng tại Bách Hóa Xanh.

Bên cạnh đó, Lâm Đồng có khoảng 153 doanh nghiệp chế biến rau, quả, mỗi năm chế biến khoảng 62.845 tấn thành phẩm. Mỗi ngày, tỉnh cung ứng khoảng 6.000 tấn rau, củ ra thị trường, trong đó phần lớn tiêu thụ trong nước. Nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã tỉnh đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với Bách Hóa Xanh để đưa sản phẩm nông sản, đặc biệt là rau củ, đến tay người tiêu dùng.

Lâm Đồng: Nâng cao chất lượng thực phẩm qua "Tick xanh trách
Ông Ngô Tấn Tài – Giám đốc mua hàng, ngành hàng Fresh Bách Hóa Xanh phát biểu.

Tại buổi lễ, ông Ngô Tấn Tài – Giám đốc mua hàng, ngành hàng Fresh Bách Hóa Xanh đã phát biểu: Chương trình “Tick xanh trách nhiệm” là một biểu tượng cho cam kết của chúng tôi về việc đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Chúng tôi hiểu rằng, mỗi sản phẩm mà các nhà cung cấp đưa tới tay Bách Hóa Xanh đều mang lại niềm tin cho khách hàng. Chính vì vậy, chúng tôi cam kết sẽ làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp, đảm bảo mọi sản phẩm được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt và có nguồn gốc rõ ràng. Chúng tôi mong muốn chương trình này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thực phẩm an toàn, mà còn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm xã hội trong cộng đồng”- ông Ngô Tấn Tài nhấn mạnh.

Lâm Đồng: Nâng cao chất lượng thực phẩm qua "Tick xanh trách
Ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh.

Chương trình "Tick xanh trách nhiệm" không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một chuỗi cung ứng thực phẩm tươi sống an toàn, minh bạch và chất lượng. Với hệ thống gần 2.000 cửa hàng trải dài từ miền Tây đến Bắc Trung Bộ, Bách Hóa Xanh đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho hàng triệu gia đình mỗi ngày. Các doanh nghiệp tham gia cũng cam kết minh bạch thông tin và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, nhằm đảm bảo không đưa sản phẩm kém chất lượng đến tay khách hàng.

Cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ

Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Nguyên Phương - khẳng định, chương trình này không chỉ giúp giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn mà còn mở ra mô hình hợp tác mới giữa các nhà cung cấp, nhà bán lẻ và cơ quan chức năng, hướng tới việc xây dựng một chuỗi cung ứng an toàn và bền vững.

Lâm Đồng: Nâng cao chất lượng thực phẩm qua "Tick xanh trách
Các doanh nghiệp cung ứng nông sản ký biên bản cam kết tham gia "Tick xanh trách nhiệm" với Bách Hoá Xanh.
Lâm Đồng: Nâng cao chất lượng thực phẩm qua "Tick xanh trách
Có 16 biên bản cam kết tham gia "Tick xanh trách nhiệm" với Bách Hoá Xanh.

Thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh tay để kiểm soát chất lượng thực phẩm, tuy nhiên thực tế cho thấy, thực phẩm kém chất lượng vẫn tìm được đường vào tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng do thiếu thông tin và sự hỗ trợ trong việc phân biệt chất lượng sản phẩm, thường chỉ lựa chọn sản phẩm dựa trên tiêu chí giá cả, khiến họ dễ rơi vào tình trạng mua phải hàng kém chất lượng.

Lâm Đồng: Nâng cao chất lượng thực phẩm qua "Tick xanh trách
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Việc tham gia chương trình, nhà cung cấp được xây dựng thương hiệu bền vững, khẳng định cam kết về an toàn, trách nhiệm và minh bạch. Thương hiệu của nhà cung cấp sẽ được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao, từ đó giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh uy tín, khác biệt với những đối thủ khác. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cạnh tranh mạnh mẽ và củng cố vị trí trên thị trường.

Lâm Đồng: Nâng cao chất lượng thực phẩm qua "Tick xanh trách
Các sản phẩm gắn tick xanh được bày bán tại Bách Hoá Xanh

Tuy nhiên, để nhận được những quyền lợi này, nhà cung cấp phải tuân thủ nghiêm ngặt các cam kết của chương trình. Thông tin vi phạm sẽ được chia sẻ rộng rãi với các nhà bán lẻ, cơ quan chức năng và người tiêu dùng. Đây là biện pháp nhằm tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm trong chuỗi cung ứng.

Cuối chương trình, trong số 59 doanh nghiệp đăng ký thì có 16 biên bản cam kết tham gia "Tick xanh trách nhiệm" với Bách Hoá Xanh. Những cam kết từ các bên sẽ là động lực cho việc phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp và nâng cao đời sống người dân trên địa bàn Lâm Đồng.

Theo thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 70.185 ha trồng nông sản các loại, sản lượng hàng năm đạt trên 2.490.613 tấn, với 255 chuỗi liên kết và gần 32.000 hộ liên kết cho sản xuất và tiêu thụ nông sản. Thương hiệu “Rau Đà Lạt” và “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đã khẳng định vị thế và uy tín của nông sản Lâm Đồng trên thị trường cả trong và ngoài nước. Lâm Đồng hiện có khoảng 153 doanh nghiệp chế biến rau, quả, mỗi năm chế biến khoảng 62.845 tấn thành phẩm. Mỗi ngày, tỉnh cung ứng khoảng 6.000 tấn rau, củ ra thị trường.

Bài và ảnh: Minh An

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục