Thuyền cổ ở Bắc Ninh: Hai thuyền hay một?

(Banker.vn) Sáng 26/3, một hội nghị đầu bờ có sự tham dự đông đảo các nhà khoa học để làm rõ thêm thông tin về 2 chiếc thuyền cổ vừa được phát hiện ở Thuận Thành, Bắc Ninh.
Bắc Ninh khó kiểm soát thực phẩm tại các chợ Bắc Ninh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI Bắc Ninh bổ nhiệm 35 cán bộ cấp sở, ban, ngành

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, để công tác khai quật đảm bảo khoa học, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở đã tổ chức hội thảo đầu bờ, mời các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học tham quan hiện trường, thảo luận đóng góp ý kiến vào hai vấn đề: Nhận định và đánh giá bước đầu về di tích; Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị về di tích.

Thuyền cổ ở Bắc Ninh: Hai thuyền hay một?
TS Phạm Văn Triệu - Phó Trưởng phòng khảo cổ học lịch sử, Viện Khảo cổ học Việt Nam - thông tin đến các nhà khoa học, chuyên gia về nhận định cũng như kết quả quá trình khai quật.

Theo TS Phạm Văn Triệu - Phó Trưởng phòng khảo cổ học lịch sử Viện Khảo cổ học Việt Nam - đây có thể là 1 chiếc thuyền 2 đáy kép với kỹ thuật ghép mộng khá cao, toàn bộ dùng đinh gỗ, lòng thuyền là một thân gỗ nguyên được đục.

Thuyền cổ ở Bắc Ninh: Hai thuyền hay một?
Các nhà khoa học tại hội nghị đầu bờ
Thuyền cổ ở Bắc Ninh: Hai thuyền hay một?
TS Triệu chia sẻ, hai thuyền được đấu nối với nhau một thanh gỗ và có kết cấu bằng mộng rất chặt, kiên cố.
Thuyền cổ ở Bắc Ninh: Hai thuyền hay một?
Thuyền vừa khai quật dài khoảng 16m, chiều ngang hiện còn từ 1,95 - 2m (phần bên trên mất đi theo thời gian).

Thuyền cổ ở Bắc Ninh: Hai thuyền hay một?
Hai thuyền được đấu nối với nhau một thanh gỗ và có kết cấu bằng mộng rất là chặt, kiên cố
Thuyền cổ ở Bắc Ninh: Hai thuyền hay một?
Chiều sâu tính từ mạn còn nguyên vẹn đến đáy khoảng 2,15m
Thuyền cổ ở Bắc Ninh: Hai thuyền hay một?
Hình ảnh thuyền chụp từ trên xuống
Thuyền cổ ở Bắc Ninh: Hai thuyền hay một?
Thuyền có hướng từ Bắc sang Nam đã chứng minh tính xác thực vai trò của sông Dâu

Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu xem liệu có thể di dời hay phải lưu giữ tại chỗ để bảo tồn, bảo quản. Theo nghiên cứu, cấu trúc thuyền không có ở thời Lê, thời Nguyễn.

Thu Hường

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục