Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến năm 2021, các thương hiệu Việt chứng minh ưu thế trước hàng ngoại khi chiếm giữ đến hơn 90% tại các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước. Thậm chí tại các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam, tỷ lệ hàng nội địa vẫn chiếm 60-96%.
Xu hướng này vẫn duy trì ngay cả trong nhóm ngành mua sắm trực tuyến. Tháng 1/2022, Tập đoàn Lazada đã tiến hành khảo sát Nghiên cứu diện rộng về hành vi mua sắm trực tuyến tại 6 quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Khảo sát cho thấy 52% số người Việt được hỏi có xu hướng chọn thương hiệu sản xuất trong nước.
Ảnh minh họa |
Kết quả này ngoài nỗ lực của doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn có sự trợ lực từ chính phủ lẫn các nền tảng thương mại điện tử, nơi được cho là mảnh đất màu mỡ giúp nhà bán lẻ thoải mái tiếp cận tệp khách hàng to lớn đầy tiềm năng.
Chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, hoạt động quảng bá chạm thị hiếu người tiêu dùng và sự nhanh chóng, tiện lợi trong trải nghiệm mua sắm... là những yếu tố góp phần đưa hàng Việt trở lại với người dùng nội địa.
Những năm gần đây, thương hiệu Việt đã dần giải quyết được những bài toán về chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm nhờ chịu thay đổi, học hỏi ở doanh nghiệp nước bạn. Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại và công cụ hỗ trợ trên sàn thương mại điện tử cũng giúp doanh nghiệp phần nào tháo gỡ những trở ngại về mặt phân phối, vận hành, từ đó đến gần hơn với người tiêu dùng.
Là một trong những thương hiệu đồ nội thất tiên phong khai thác dòng sản phẩm lắp ráp, Beyours gây ấn tượng với các thiết kế trẻ trung, bắt kịp xu hướng, sử dụng những nguyên liệu đặc trưng như gỗ thông, cao su hay sợi lục bình. Kinh doanh giữa thời đại công nghệ 4.0, thương hiệu sớm chủ động chuyển đổi số để bắt kịp thời đại.
Một thương hiệu thời trang nội địa khác cũng bứt phá doanh thu nhờ thương mại điện tử. Năm 2021, do ảnh hưởng dịch bệnh, gần như toàn bộ điểm bán offline của Lep' Design đều đóng cửa. Tương tự những thương hiệu khác, Lép nhanh chóng tìm lối thoát bằng các kênh online.
Dù đã mở rộng kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội trước đó, song việc "lên sàn" và tận dụng tính năng livestream trên thương mại điện tử mới là cánh cửa giúp Lep' Design bứt phá với doanh thu ấn tượng.
Đúng một năm sau khi chính thức có mặt trên Lazada từ tháng 1/2021, thương hiệu ghi nhận đỉnh điểm doanh thu tăng gấp 5 lần so với lúc chưa lên sàn.
Là một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với 10 năm đồng hành cùng hàng triệu thương hiệu, nhà bán hàng Việt, Lazada không ngừng đưa ra các sáng kiến, công cụ hỗ trợ đối tác kinh doanh hiệu quả hơn. Với các hộ kinh doanh nông sản, nhà vườn khu vực ngoại thành, sự hỗ trợ này càng mang ý nghĩa to lớn khi tạo điều kiện giúp họ tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Nổi bật trong số các sáng kiến từ Lazada có nỗ lực nâng cao trải nghiệm mua sắm chất lượng, chính hãng cho người dùng. Năm 2018, nền tảng này ra mắt gian hàng chính hãng LazMall, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng với cam kết 100% sản phẩm chính hãng.
Đến nay, mô hình đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành trung tâm mua sắm trực tuyến lớn tại Đông Nam Á với sự tham gia của hơn hơn 32.000 thương hiệu trong nước và quốc tế. Tại Việt Nam, LazMall giúp nhiều doanh nghiệp Việt chuyển đổi số thuận lợi, nhận sự tin tưởng từ người dùng và ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.
Không dừng lại ở đó, Lazada còn trợ lực và trao quyền cho nông dân và dân vùng cao mang nông sảng, hàng hóa "lên sàn", tự do làm chủ việc kinh doanh. Cụ thể, năm 2021, Lazada tiếp tục triển khai hai dự án hỗ trợ vải thiều Bắc Giang và phụ nữ vùng cao. Nền tảng này hợp tác cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tạo điều kiện giúp họ tiếp cận công nghệ 4.0, đưa nông sản - mặt hàng "mua nhanh, bán lẹ" tưởng chừng chỉ hợp kênh thương mại truyền thống - lên sàn thành công.
Ngoài ra, trong giai đoạn cao điểm giãn cách xã hội năm ngoái, Lazada đã rút ngắn quy trình đăng ký bán hàng trên nền tảng xuống còn 3 tiếng với các nhà cung cấp thực phẩm tươi sống. Sàn cũng rút ngắn thời gian giao hàng, hưởng ứng lời kêu gọi hỗ trợ thương hiệu Việt, bình ổn thị trường qua nhiều giai đoạn.
Mới đây, trong bối cảnh giá xăng tăng mạnh, Lazada cũng có nhiều giải pháp đồng hành cùng thương hiệu, nhà bán hàng vượt qua khó khăn.
Với những nỗ lực không ngừng trong suốt 10 năm đồng hành cùng nhà bán hàng, thương hiệu và người tiêu dùng Việt, Lazada đã có nhiều đóng góp tích cực vào nền kinh tế chung và sự phát triển của ngành thương mại điện tử trong nước.
Năm 2022, đại diện Lazada Việt Nam cho biết nền tảng này sẽ tiếp tục theo đuổi sứ mệnh hỗ trợ mọi người có thể kinh doanh dễ dàng ở bất kỳ đâu. "Lazada sẽ không ngừng nỗ lực để giúp các doanh nghiệp và nhà bán hàng, nhất là các thương hiệu nội địa, chinh phục hành trình kinh doanh trên thương mại điện tử. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ họ bằng những chương trình kinh doanh, công cụ, công nghệ hiện đại, mang lại hiệu quả tốt hơn trong tương lai", đại diện Lazada cho biết.
Thanh Hằng
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|