Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội

(Banker.vn) Thương mại điện tử đã và đang có sự bùng nổ trong những năm gần đây. Với các nhà phân phối, đây là một cơ hội vàng để phát triển sự nghiệp.
TP. Hồ Chí Minh phát triển thương mại điện tử nhanh nhất cả nước Tràn lan shop "ảo" giá siêu rẻ "lừa" người tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử

Hưởng lợi nhờ thương mại điện tử

Ở tuổi 32, nữ doanh nhân Minh Phương đã có thể xây dựng cho mình một hệ thống phân phối gồm 1.000 thành viên sau 5 năm, một con số mà chính cô cũng không thể ngờ tới khi khởi nghiệp. Dòng sản phẩm nhụy hoa nghệ tây (saffron) do hệ thống của cô phân phối hiện đã có mặt trên khắp cả nước hoàn toàn thông qua thương mại điện tử.

Thương mại điện tử: Càng cạnh tranh càng nhiều cơ hội
Doanh nhân Minh Phương

Nhớ lại buổi đầu, Minh Phương cho biết, mặc dù đã nhìn thấy cơ hội rất lớn từ kinh doanh trực tuyến, song sự tăng trưởng của thị trường thực sự vượt khỏi hình dung của cô. Trong đó, dấu mốc quan trọng nhất chính là… đại dịch Covid-19, một biến cố ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế toàn cầu, nhưng lại là “ảnh hưởng tốt” đến thương mại điện tử. May mắn cho cô là đã xác định kinh doanh hệ thống chủ yếu trên nền tảng onilne trước khi vào chu kỳ bùng nổ, nên khi cơ hội đến thì hệ thống hệ thống kinh doanh của cô đã nhanh chóng phát triển.

“Tôi nghĩ rằng, con người sẽ muốn tối ưu thời gian và họ sẽ vẫn giữ thói quen mua hàng thông qua thương mại điện tử để tiết kiệm thời gian cho những việc tạo ra nhiều giá trị hơn. Nên chắc chắn rằng, mô hình hệ thống kinh doanh online sẽ còn rất nhiều tiềm năng trong tương lai, cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, sản phẩm”, nữ doanh nhân Minh Phương nói.

Từ thành công của việc phân phối saffron, hiện Minh Phương đã và đang lấn sân sang mảng hàng hoá tiêu dùng xanh, những sản phẩm hữu ích và an toàn nhưng cũng đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường. Theo đó, việc mở rộng thêm sản phẩm là một điều bắt buộc để tiếp tục phát triển, dựa trên những thành quả đã có. Để làm được điều này, những sản phẩm mới được cô và công ty nghiên cứu thị trường rất kỹ để phục vụ cho khách hàng cũ; khách hàng mới có nhiều lựa chọn sản phẩm hơn.

Minh Phương là một đại diện cho một thế hệ các nhà phân phối biết nắm bắt xu hướng của thị trường để phát triển sự nghiệp kinh doanh. Cuộc đua thương mại điện tử hiện vẫn đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên toàn cầu và Việt Nam cũng đang là một điểm nóng.

Cạnh tranh tăng, cơ hội cũng tăng

Tính đến tháng 12/2023, theo Statista, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới. Nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD), tiếp tục tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020, 16,4 tỷ USD năm 2022 và năm 2023 đã đạt con số 20,5 tỷ USD, chiếm khoảng 7,8 - 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Còn theo báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến năm 2023 của Metric (nền tảng số liệu E-commerce), có 2,2 tỷ đơn vị sản phẩm được giao thành công trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam gồm Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop... tăng 52,3% so với năm 2022. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây.

Chị Minh Phương cho rằng, thị trường sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn nhất là trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khăn. Bản thân công việc kinh doanh và hệ thống kinh doanh của cô cũng gặp khó khăn hơn những năm trước. Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn đang xu hướng bùng nổ, và điều quan trọng là các nhà phân phối bắt buộc phải đổi mới, thay đổi, tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng để giữ được vị thế của mình trong thị trường. “Phương châm trong kinh doanh của tôi cho hệ thống của mình vẫn là thay đổi để hoàn thiện mỗi ngày, trong cả khía cạnh con người, sản phẩm, và cách làm việc”, cô chia sẻ.

Theo ông Phạm Bảo Trung - Giám đốc kinh doanh Metric, để có thể cạnh tranh hiệu quả, doanh nghiệp Việt vẫn cần chú trọng vào giá trị của sản phẩm hàng hóa bán ra, những giá trị cốt lõi hoặc điểm độc đáo khiến khách hàng mua sản phẩm như: Các sản phẩm địa phương đặc trưng; sản phẩm được cá nhân hóa; hay sản phẩm từ nguyên liệu Việt Nam, thân thiện môi trường... Đồng thời, bài toán tối ưu giao vận, quản lý chuỗi cung ứng… cần được chú trọng để giảm thiểu chi phí vận hành, tối đa lợi ích cho người tiêu dùng.

Như Thị

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục