Thương lái đẩy mạnh mua hàng, cau tươi tăng giá gấp 5 lần

(Banker.vn) 50.000 đồng đến 70.000 đồng/kg cau tươi, thương lái đẩy mạnh mua hàng, cau tươi tăng giá gấp gần 5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Giá cau cao kỷ lục, người dân ở Huế thu nhập tiền tỷ Thị trường Trung Quốc lại gom cau tươi, cơ quan quản lý khuyến cáo gì? Thị trường 29 Tết: Cau tươi, hoa hồng tăng giá mạnh

Quảng Ngãi – một trong những vùng trồng cau chính của cả nước. Những ngày này, thương lái tấp nập thu mua cau tươi (loại cả cuống và quả). Hiện giá một kg được họ thu mua tại vườn khoảng 50.000 - 55.000 đồng. Còn tại Đắk Lắk, mỗi kg cau tươi được bán tại vườn lên tới 75.000 đồng với quả đẹp, chất lượng tốt.

Thương lái đẩy mạnh mua hàng, cau tươi được giá
Thương lái đẩy mạnh mua hàng, cau tươi được giá

Thông thường, loại quả này thường được giá cao nhất vào dịp Tết do nhu cầu lớn, trên 100.000 đồng/kg và sau đó giảm dần. Vào mùa hè, giá cau khoảng hơn 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, năm nay giá cau liên tục tăng, thời điểm cuối tháng 4, loại trái này khoảng 25.000 đồng/kg và tăng lên gấp đôi vào tháng 6, ở mức 50.000 - 55.000 đồng. Mức này gấp khoảng 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, Mỗi buồng cau nặng khoảng 3-5 kg, nhà vườn bán được 200.000 đồng.

Theo các thương lái, giá cau phụ thuộc vào nguồn cung vào thị trường Trung Quốc - nơi tiêu thụ chính mặt hàng này. Sau khi thu mua tại vườn, thương lái sẽ chở đến điểm tập kết, tách quả khỏi cuống và sấy khô. Thông thường 7-8 kg trái tươi sẽ cho một kg cau khô, sau đó họ xuất sang Trung Quốc để làm kẹo.

Ngoài làm kẹo, quả cau và vỏ quả cau cũng đã được ứng dụng làm thuốc điều trị từ rất sớm. Vỏ cau thường dùng để trị các bệnh phù thũng, bí tiểu, khó tiêu…

Hạt cau còn có tên tân lang, binh lang; tên khoa học Semen Arecae, là hạt chín già của cây cau. Trong Y học cổ truyền, hạt cau cũng được sử dụng làm thuốc.

Về thành phần hoạt chất, hạt cau có các alkloid (arecolin, arecaidin, guracin, homoarecolin, arecaine, arecolidin), tannoid, tinh dầu, lipid, carbohydrat. Tác dụng ức chế trung khu phó giao cảm, làm tăng tiết nước bọt và sát trùng.

Theo Y học cổ truyền, hạt cau vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh tỳ, vị và đại tràng. Tác dụng trị giun, lợi tiểu thông tiện. Hạt cau có công năng chủ yếu là hạ khí, phá tích, sát trùng, hành thủy. Trị giun sán, đầy trướng bụng không tiêu, đau quặn bụng, tiêu chảy, hội chứng lỵ, phù nề. Hạt cau có tác dụng tuyệt vời trong ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.

Theo HealthBenefitsTimes, Arecoline là một trong những hoạt chất trong hạt cau, tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, hạt của loại quả này còn có khả năng làm tăng tiết nước bọt, giúp khắc phục chứng khô miệng ở những người bị bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ ra rằng hạt quả cau tác dụng phục hồi chứng đột quỵ, kiểm soát bang quang và cải thiện sức khỏe của cơ bắp hiệu quả.

Chiết xuất hạt cau tác dụng chống các chủng đặc biệt của vi khuẩn trong miệng. Vì nó có thể bảo vệ răng khỏi sâu răng, ngăn ngừa mảng bám răng.

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy quả cau rất tốt cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, tuy nhiên cần lưu ý đến các tác dụng phụ.

Hạt quả cau được sử dụng trong nhiều năm như một loại thuốc để đối phó với tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Chúng ngăn ngừa chứng thiếu sắt nghiêm trọng và mức độ glucose trong máu thấp. Thường xuyên sử dụng trầu có thể giúp chống lại sự thiếu hụt chất sắt

Ngoài tác dụng chữa bệnh giun đường ruột, hạt cau còn có khả năng chữa các bệnh về rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ và đau dạ dày.

Nguyễn Hạnh

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục