Ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi công điện tới Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Theo đó, công điện nêu rõ, 2024 là năm tăng tốc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Mặc dù vậy, bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế hiện vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhưng chưa tương xứng với mức giảm của mặt bằng lãi suất huy động.
Hình minh họa. |
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến thời điểm cuối tháng 1/2024, tín dụng giảm 0,6% so với cuối năm trước và đến tháng 2 con số này có cải thiện nhưng vẫn tăng trưởng âm.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà Nước thực hiện 4 nhiệm vụ chính.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương rà soát toàn diện kết quả cấp tín dụng theo từng ngành, từng lĩnh vực để có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng, lãi suất hiệu quả, khả thi, kịp thời hơn nữa, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống, tuyệt đối không đề ách tắc, chậm trễ, sai thời điểm.
Trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, Ngân hàng Nhà nước phải kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định; chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc điều hành chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay các giải pháp điều hành để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, gắn với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng. Bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng, ngoại tệ lành mạnh, có trọng tâm, trọng điểm, phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và an toàn hệ thống.
Ngân hàng Nhà nước cũng cần theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế trong nước và thế giới để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
Tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đáp ứng ngoại tệ cho sản xuất, kinh doanh, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra trong năm 2024.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, đảm bảo dòng vốn tín dụng, bao gồm cả vốn tín dụng ngoại tệ tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, quan trọng, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư).
Nghiêm cấm cấp tín dụng không đúng quy định pháp luật, không đúng đối tượng, cấp tín dụng cho ban lãnh đạo, ban điều hành và người có liên quan của các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái, doanh nghiệp sân sau ... với lãi suất ưu đãi trong khi người dân, doanh nghiệp có nhu cầu chính đáng, hợp pháp lại gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng, ngoại tệ.
Đồng thời thực hiện các công cụ kiểm soát lạm phát và giảm thiểu, hạn chế gia tăng nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng.
Theo công điện, để đạt những nhiệm vụ trên, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo, yêu cầu các tổ chức tín dụng bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay, công bố công khai lãi suất cho vay bình quân. Đẩy mạnh triển khai các gói tín dụng ưu đãi, tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh.
Ngân hàng cần hướng nguồn vốn vào lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng truyền thống như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi, kinh tế tuần hoàn, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo...
Cùng với đó là tăng cường công tác thông tin truyền thông, hướng dẫn khách hàng, đối tượng thụ hưởng trong tiếp cận chính sách. Truyền thông rõ ràng, đầy đủ, minh bạch, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ tín dụng, ngoại hối đến công chúng.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái được giao nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc và xử lý theo thẩm quyền.
Phó Thống đốc NHNN nêu 2 nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức âm Đại diện NHNN đã đưa ra hai nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm vẫn ở mức âm, ông khẳng ... |
Điệp khúc "ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp vẫn khát vốn" Tài sản thế chấp cạn kiệt, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn mặc dù nhu cầu vẫn rất lớn. Trong khi ... |
Mã Lụa
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|