Trong báo cáo cập nhật mới công bố, Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) cho biết ngành ngân hàng Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều điểm sáng về tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận, nhưng vẫn đối mặt với các thách thức lớn liên quan đến nợ xấu và áp lực thanh khoản. Báo cáo từ 27 ngân hàng niêm yết cho thấy một bức tranh phân hóa giữa nhóm ngân hàng quốc doanh và tư nhân, với những xu hướng nổi bật.
Tính đến ngày 27/11/2024, tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 11,5% YTD, vượt xa mức cùng kỳ năm 2023 và tiến sát mục tiêu 15% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tổng dư nợ tín dụng đạt hơn 14,8 triệu tỷ đồng, trong đó các ngân hàng tư nhân như TCB, HDB, và LPB đã vượt hạn mức tín dụng được cấp và được nới room tín dụng trong quý 4.
Nguồn: FiinProX, SHS Research |
Đáng chú ý, dư nợ tín dụng bất động sản tăng mạnh 15% yoy, đạt 3,15 triệu tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư nợ toàn ngành. Trong đó, tín dụng đầu tư vào chủ đầu tư tăng đột biến +28,2% yoy, phản ánh sự phục hồi của thị trường bất động sản.
Tổng lợi nhuận sau thuế (LNST) của 27 ngân hàng niêm yết đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 18% yoy nhưng giảm 8% qoq do chi phí hoạt động tăng. Các ngân hàng quốc doanh như VCB, BID, và CTG tiếp tục dẫn đầu về lợi nhuận, trong khi nhóm tư nhân ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là LPB (+139% yoy) nhờ các khoản phí trả trước từ đối tác bảo hiểm.
Nợ xấu toàn ngành tăng mạnh 30,3% YTD, đưa tỷ lệ nợ xấu (NPL) lên mức 2,25%, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) giảm từ 143% vào 3Q/2022 xuống chỉ còn 83%. Nhóm ngân hàng tư nhân, đặc biệt các ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như VIB và VPB, ghi nhận tỷ lệ nợ xấu cao nhất, lần lượt đạt 4,81% và 3,85%.
Nguồn: FiinProX, SHS Research |
Việc Thông tư 02 về tái cơ cấu nợ hết hiệu lực vào cuối năm 2024 có thể làm tăng thêm quy mô nợ xấu, đặc biệt đối với các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ thấp. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng quốc doanh và các ngân hàng tư nhân lớn như BIDV, Vietcombank, VietinBank, Techcombank, ACB,… được đánh giá ít bị ảnh hưởng nhờ bộ đệm dự phòng mạnh và sức khỏe tài chính tốt.
Nguồn: FiinProX, SHS Research |
Huy động vốn từ thị trường 1 chỉ tăng 4,93% YTD, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng, khiến nhiều ngân hàng phụ thuộc vào phát hành giấy tờ có giá để đáp ứng nhu cầu vốn. Tổng quy mô giấy tờ có giá đạt 1,13 triệu tỷ đồng, tăng 14,4% YTD.
Về định giá, cổ phiếu ngành ngân hàng đang giao dịch ở mức P/B trung bình 1,5x, thấp hơn trung bình dài hạn (1,6x) và là mức hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn. Những ngân hàng như CTG và VPB đang được giao dịch ở mức định giá thấp hơn so với trung bình ngành, tạo cơ hội lớn cho nhà đầu tư.
Thông tư 02 sắp hết hạn: Cơ hội và thách thức cho hệ thống tài chính Thông tư 02, với hiệu lực kéo dài đến cuối năm 2024, đã tạo điều kiện để các ngân hàng và doanh nghiệp tái cơ ... |
Phó Chủ tịch HĐQT và Thành viên Ban điều hành MB nhận thêm nhiệm vụ mới, cái tên OceanBank sắp khép lại Ngày 10/12/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), Tổng giám đốc ... |
Bản tin tài chính – ngân hàng 12/12: Oceanbank sắp đổi tên; lừa đảo trực tuyến lĩnh vực ngân hàng giảm mạnh Những thông tin tài chính - ngân hàng đáng chú ý như: Oceanbank đổi tên và có lãnh đạo mới từ MB. Khách hàng SHB ... |
Anh Vũ