DGW giảm sàn 3 phiên liên tiếp sau thông tin Xiaomi ký kết với Synnex FPT: Khép phiên ngày 24/01/2022, cổ phiếu DGW giảm sàn về mức 88.800 đồng/cp, với dư bán giá sàn gần 140 ngàn cp. Đây là phiên “nằm sàn” thứ 3 liên tiếp và nối dài đà giảm của ông lớn ngành phân phối này. Chỉ trong 6 phiên vừa qua, cổ phiếu DGW đã lao dốc hơn 28%. Chuỗi giảm điểm của DGW ập đến sau khi thông tin Xiaomi ký kết thỏa thuận chiến lược với Synnex FPT xuất hiện từ ngày 19/01. Thông tin này đã làm dấy lên nỗi lo cho nhà đầu tư về triển vọng kinh doanh của Digiworld, vì điều này có nghĩa Digiworld không còn là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của Xiaomi…
Hủy 7 triệu cổ phiếu tăng vốn khống của ASA: Ngày 23/01/2022, UBCKNN đã ban hành Quyết định về việc hủy 7 triệu cp của CTCP ASA (UPCoM: ASA) từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Cụ thể, căn cứ kết quả kiểm tra của UBCKNN đối với ASA, kết quả điều tra, xác minh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã xác định ông Nguyễn Văn Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT ASA đã thực hiện hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu để tăng khống 7 triệu cổ phiếu ASA, tương đương 70 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, qua đó tăng vốn điều lệ của ASA từ 30 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng và đã có Quyết định khởi tố hình sự vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại CTCP ASA và các đơn vị liên quan"…
Một cổ phiếu tăng 180% trong 3 tuần: Kết phiên ngày 24/1, cổ phiếu VLA của Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang (HNX: VLA) giảm 2,5% về mức giá 80.000 đồng/cp, chấm dứt chuỗi tăng 11 phiên liên tiếp. Kể từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã tăng từ mức giá 28.500 đồng/cp lên 80.000 đồng/cp, tương đương 180% trong vòng 3 tuần. Thanh khoản cổ phiếu thấp, trung bình khoảng 7.000 cổ phiếu khớp lệnh trong 10 phiên gần nhất. Công nghệ Văn Lang được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 3 tỷ đồng. Đến 2009, công ty phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 10,8 tỷ đồng và giữ nguyên cho tới hiện tại. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất phần mềm quản lý kế toán, sản xuất và nhân sự; xây dựng hệ thống website; buôn bán máy tính, bảo trì hệ thống, thiết bị văn phòng…
Thanh khoản giảm mạnh trong tuần từ 17-21/01, dòng tiền rút khỏi cổ phiếu BĐS và xây dựng: Thanh khoản sụt giảm mạnh trong tuần giao dịch 17 - 21/01. Khối lượng và giá trị giao dịch đều giảm trên 25% so với tuần trước. Trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch bình quân giảm còn 792 triệu đơn vị/phiên, giá trị giao dịch giảm còn 24,5 ngàn tỷ đồng/phiên. Ở sàn HOSE, khối lượng giao dịch bình quân chỉ còn 102,6 triệu đơn vị/phiên còn giá trị giao dịch giảm tới gần 36% còn 2,6 ngàn tỷ đồng… Dòng tiền rút mạnh ở nhiều cổ phiếu mức giảm khối lượng giao dịch vào khoảng 60% trở lên. Trong đó, nhóm bất động sản và xây dựng là hai cái tên nổi bật. Dòng tiền bất động sản rút ra khỏi nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ như SGR, CRE, TDC, FLC, NTL, PV2… Ở nhóm xây dựng, dòng tiền rút mạnh khỏi họ cổ phiếu Sông Đà như SD6, SD5, SD9… các mã khác như PHC, UDC, C69 cũng giảm mạnh về thanh khoản.
114 mã giảm sàn trên HoSE, Vn-Index lại "đi tong" 33 điểm: Kết thúc phiên giao dịch "ngày thứ hai đen tối", VnIndex giảm sâu 33 điểm về 1.440 điểm. HNX-Index giảm 17 điểm về 400 điểm. Bất chấp dòng tiền bắt đáy mạnh mẽ, bên bán quyết liệt bán cổ phiếu trước kỳ nghỉ lễ dài đẩy thị trường chứng khoán giảm sâu. Thanh khoản sàn HoSE hôm nay đạt 24,6 nghìn tỷ, HNX đạt 3,2 nghìn tỷ. Nhiều nhà đầu tư bắt đáy tuần trước đang đứng ngồi không yên khi mà HoSE hôm nay có đến 114 mã giảm sàn. Trong khi đó, sàn HNX giảm với tỷ lệ 4% so với hôm qua nhưng chỉ có 39 mã giảm sàn. UpCOM chỉ có 6 mã giảm sàn.
Thị trường đỏ lửa, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 190 tỷ đồng: Trong phiên 24/1, khối ngoại phiên này mua vào 37 triệu cổ phiếu, trị giá 1.578 tỷ đồng, trong khi bán ra 45,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.765 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 8,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 187 tỷ đồng. Tại sàn HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp nhưng giá trị giảm 80% so với phiên trước và còn 224 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 9,8 triệu cổ phiếu. VIC bị khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất với 203 tỷ đồng. DGW và HPG đều bị bán ròng hơn 84 tỷ đồng. Trong khi đó, VND được mua ròng mạnh nhất với 76 tỷ đồng. CTG và VHM được mua ròng lần lượt 68 tỷ đồng và 63 tỷ đồng…
Tội đồ nào khiến vốn hóa HoSE "bốc hơi" hơn 129.400 tỷ đồng ngay trong phiên đầu tuần? Trong phiên đầu tuần 24/1, VN-Index có thời điểm đánh rơi tới hơn 37 điểm dưới áp lực bán tháo ồ ạt đẩy hàng loạt cổ phiếu nằm sàn la liệt. Tính chung trên toàn thị trường, có tới 851 mã cổ phiếu giảm điểm, trong đó có tới 159 mã giảm hết biên độ. Theo đó, hàng loạt cổ phiếu bất động sản tiếp tục giảm kịch sàn như DIG, CII, HQC, NLG, QCG, DXG, LCG, DRH, LDG, NBB, VCG; bên cạnh cổ phiếu chứng khoán sau những dấu hiệu điều chỉnh cuối tuần trước cũng không tránh khỏi tình trạng giảm hết biên độ, SSI, HCM, VND, VCI, SHS, TCI, HBS, MBS, CSI... chìm trong sắc "xanh sàn". Cổ đông nhóm thép cũng có một phiên không mấy vui vẻ khi mức giảm trên 6% xuất hiện tại hầu hết các mã, thậm chí HSG, NKG, SMC còn giảm sàn, "ông lớn" HPG thì chạm vùng giá 40.000 đồng/cổ phiếu. Phiên giảm điểm 24/1 đã "thổi bay" hơn 129.400 tỷ đồng vốn hóa của sàn HoSE, giá trị còn lại khoảng 5.631.828 tỷ đồng. Xét về mức độ đóng góp, VHM trở thành "tội đồ" lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tới 3,46 điểm trong phiên đầu tuần khi giảm mạnh 4% về mức giá 76.200 đồng/cổ phiếu. HPG và MSN tiếp tục là hai nhân tố đè mạnh lên thị trường khi lần lượt lấy đi 2,89 điểm và 2,35 điểm của chỉ số chính…
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|