Toàn cảnh Tọa đàm ‘Đầu tư ngành golf Việt Nam’ và ra mắt ấn phẩm ‘Toàn cảnh đầu tư ngành golf’ |
Đó là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm “Đầu tư ngành golf Việt Nam” và ra mắt ấn phẩm “Toàn cảnh đầu tư ngành golf” do Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance tổ chức sáng nay, ngày 12/10.
Được biết, tọa đàm có sự tham dự của đông đảo chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, như: TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TS Ngô Công Thành, Viện nghiên cứu ISC, nguyên Vụ phó Vụ Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Huy Tiến, Trưởng bộ môn golf, Sở Văn hóa thể thao Hà Nội; TS Nguyễn Ngọc Chu, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội golf Việt Nam; bà Phạm Thị Phương Thảo – Tổng giám đốc Hoàng Mai Media…
Về phía Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, có sự tham dự của: TS Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội; PGS.TS Nghiêm Thị Thà, Tổng thư ký Hiệp hội.
Về phía Tạp chí Đầu tư Tài chính, có sự tham dự của: ông Hoàng Anh Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí; ông Lê Vũ Phong, Phó tổng biên tập Tạp chí.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Hoàng Anh Minh – Tổng biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance cho biết golf là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng hiện nay. Nhìn từ góc độ đầu tư, toàn quốc đang diễn ra một cuộc đua đầu tư sân golf, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2020 về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf, theo đó tháo gỡ nhiều rào cản pháp lý trước đó đối với lĩnh vực này.
Cuộc đua đầu tư đang nóng dần giữa các nhà đầu tư cũng như giữa các địa phương với nhau; và cuộc đua đầu tư sân golf được cộng hưởng bởi những câu chuyện đầu tư khác liên quan đến bất động sản, du lịch, hàng không... Theo dự báo, đến năm 2025, Việt Nam có thể có tới 200 sân golf.
Tuy nhiên, thực trạng phát triển sân golf hiện nay cũng đang đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi sự hoàn thiện hơn nữa về khung khổ pháp lý cũng như định hướng phát triển.
Trong bối cảnh đó, Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã xuất bản ấn phẩm “Toàn cảnh đầu tư ngành golf” nhằm mang đến cái nhìn toàn cảnh, chuyên sâu về ngành golf tại Việt Nam, từ góc nhìn của nhà quản lý, chuyên gia, người chơi. Các bài viết vừa cung cấp đa dạng thông tin cho bạn đọc vừa gợi mở các vấn đề để nhà quản lý nghiên cứu để tạo điều kiện cho ngành golf phát triển mạnh mẽ, toàn diện và bền vững hơn nữa.
Ấn phẩm “Toàn cảnh đầu tư ngành golf” |
Nhớ về những ký ức đầy khó khăn khi mới mở cửa sân golf, ông Phan Hữu Thắng cho biết ngày ấy, ở Việt Nam hầu như không ai biết golf là gì. Tới khi nhà đầu tư Thái Lan đưa hồ sơ golf vào, nhà nước mới lập đoàn công tác sang Thái Lan để tìm hiểu về golf.
"Khi đặt chân đến Thái Lan, chúng tôi được dẫn đến một sân golf để tìm hiểu rồi mới dần vỡ ra về mô hình sân golf. Lúc đó, chúng ta chưa có một sân golf nào, trong khi Thái Lan đã có 100 sân, đặc biệt Mỹ lại có hơn 1.000 sân golf. Sau cuộc khảo sát ở nước ngoài, chúng ta cũng hình thành được sân golf Đồng Mô và chỉ trong 3-5 năm tiếp theo, chúng ta đã được cấp 10 sân golf trong cả nước", ông Thắng chia sẻ.
Theo ông Phan Hữu Thắng, Chính phủ sau đó đã có hẳn một chính sách về phát triển golf. Chính sách này đã tạo điều kiện cho mấy chục sân golf ở các địa phường ra đời. Cho đến thời điểm hiện tại, một doanh nghiệp có thể sở hữu 3-4 sân golf, thậm chí còn nhiều khu đất để tiếp tục phát triển golf tiếp.
"Bình Phước hiện chưa có sân golf nào và chúng tôi mong muốn có một sân golf ở đây. Khi đi các tỉnh miền núi, miền Trung hay Tây Nguyên, chúng tôi đều thấy có nhu cầu làm sân golf. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư có tầm nhìn xa", ông nói.
Ông Thắng cho biết thêm một trong những bước tiến rất lớn trong quá trình phát triển golf ở Việt Nam là tư duy về sân golf của các lãnh đạo chính quyền. Các lãnh đạo từng cho rằng đi đánh golf là ăn chơi, mất thời gian, lãng phí… nhưng giờ đây khi đến các địa phương thì các lãnh đạo, các doanh nhân đều nhắc đến golf như một môn thể thao.
Golf giờ đây là một ngành kinh tế, bởi mang lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội, có đóng góp phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và càng giúp Việt Nam hội nhập sâu vào quốc tế.
Trong thời gian tới, để phát triển golf thành một ngành kinh tế, ông Thắng cho rằng cần có một nhận thức mới, một hành động mới trong việc đầu tư cũng như phát triển sân golf.
"Nhà nước cần có tầm nhìn lớn hơn về quy hoạch để làm sao có một bản đồ golf, để địa phương nào cũng có sân golf, để ai ai cũng muốn chơi golf. Đối với những vùng chưa phát triển, chính quyền cần có chính sách phù hợp hơn; còn với địa phương vùng sâu vùng xa có khách đến nhưng chưa có chính sách về sân golf cũng cần có những thủ tục để tạo thuận lợi nhất", ông Thắng nhấn mạnh.
Theo TS Ngô Công Thành, Viện nghiên cứu ISC, nguyên Vụ phó Vụ Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đầu tư sân golf tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ bùng nổ, vì 3 nguyên do chính.
Nguyên nhân thứ nhất đó là hiện nay các nhà đầu tư rất quan tâm đầu tư đối với ngành golf, bởi sau thời gian thuê đất 50 năm thì các nhà đầu tư sẽ được ưu tiên được thuê đất tiếp và đến một thời điểm thích hợp (nếu điều kiện thuận lợi) thì nơi đây sẽ biến thành các khu đô thị, khu công nghiệp.
Thứ hai là thủ tục đầu tư sân golf hiện đã đuọc đơn giản hoá, không phải thông qua Thủ tướng hay các bộ nữa. Dự án đã có trong quy hoạch rồi thì sẽ được triển khai.
Thứ ba là nhờ nhu cầu chơi golf đang tăng cao.
“Tôi cho rằng khả năng tới năm 2030, cả nước có thể đạt tới 400-500 sân golf. Cơ sở của khả năng này là hiện nay nhiều tỉnh thành trên cả nước đã có quy hoạch sân golf và lộ trình rất rõ ràng", ông Thành dự báo.
Đồng thời, vị này cũng dẫn một số ví dụ như một số địa phương tiêu biểu như Quảng Ninh, Hoà Bình, Hà Nam. Cụ thể, Quảng Ninh hiện nay đang có 6 sân golf và dự kiến trong 5-7 năm tới, sẽ làm thêm 16 sân golf mới. Còn Hoà Bình cũng đang có 5 sân golf đã có chủ trương phê duyệt và sẽ đầu tư thêm 16 sân nữa trong thời gian tới, như vậy tổng cộng tỉnh này sẽ có tới 21 sân golf. Trong khi đó, Hà Nam - tỉnh nhỏ thứ 2 tại Việt Nam với diện tích chỉ hơn 860km2 cũng quy hoạch thành lập thêm 3 sân golf mới (loại 36-54 lỗ) và hiện nay họ đang có một sân golf ở Kim Bảng. Theo đó, tỉnh này sẽ có tổng cộng 4 sân golf.
Một số tỉnh thành khác cũng có quy hoạch xây dựng sân golf như: tỉnh Bắc Giang quy hoạch làm 13 sân golf, Thái Nguyên quy hoạch làm 13 sân golf, tỉnh Hải Dương quy hoạch làm 10 sân golf.
Theo nhà báo Phan Thế Hải, kinh tế Việt Nam trong nửa thế kỷ qua là một cuộc xoay vần, từ chỗ từng tẩy chay người giàu và tôn thờ người nghèo thì hiện tại tâm lý kỳ thị người giàu đã dần loại bỏ. Khi mới có sự xuất hiện của ngành golf, rất nhiều người lên tiếng chỉ trích nhưng hiện tại ngành golf mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế và cơ hội việc làm cho Việt Nam.
“Sau khi quan sát, tôi nhận thấy với những vùng đất nghèo dinh dưỡng khó làm nông nghiệp hoặc khai thác các khía cạnh kinh tế khác thì làm golf rất hiệu quả. Đừng nói golf chỉ dành cho giới nhà giàu. Golf đã làm thay đổi đời sống của nhiều lao động, mang lại nguồn lợi kinh tế lớn”, ông Hải cho hay.
Theo ông Hải, thậm chí có thể lấy tiêu chí phát triển ngành golf để đánh giá tăng trưởng kinh tế. Ví dụ ngành golf đóng góp hàng chục tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản. Hàn Quốc cũng có hàng nghìn sân golf với những hình thức đa dạng.
Ông Hải cho rằng khi nói ASEAN là vũng trũng của golf thì Việt Nam là vùng trũng của ASEAN. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia đã hình thành các tour du lịch golf trọn gói với hệ thống cung ứng dịch vụ đa dạng từ khách sạn, nhà hàng, lữ hành… với giá cả hợp lý.
Theo ông Hải, các golfer nước ngoài tới Việt Nam vì thời tiết phù hợp, giao thông thuận lợi và kinh tế phát triển. Hiện không có lý do gì để ngành golf nước ta không phát triển. Những định kiến còn tồn tại sẽ mất đi, cổ vũ cho xu hướng, phát triển và văn minh.
“Nhiều người nói chơi golf là môn thể thao đỉnh cao. Nhưng đỉnh cao không phải tự nhận mà được. Đỉnh cao là sự lựa chọn mang tính cộng đồng. Vì sao những người thành đạt không chọn boxing hay cử tạ mà lại chọn golf? Tầng lớp thành đạt, quý tộc, trí thức cũng cần golf vì có không gian để truyền cảm hứng”, ông Hải nói.
Nhận định về ấn phẩm "Toàn cảnh đầu tư ngành golf", ông Hải đánh giá ấn phẩm này mang đến cho độc giả những thông tin có ích, kịp thời, đúng xu hướng. Ông kỳ vọng ngành golf của Việt Nam sẽ sớm ngang bằng hoặc vượt lên vùng trũng ASEAN.
Ra mắt ấn phẩm “Toàn cảnh đầu tư ngành golf” |
Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực golf, ông Nguyễn Huy Tiến, Trưởng bộ môn Golf Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội, đã chia sự phát triển của vận động viên golf Việt Nam thành 3 giai đoạn.
Thế hệ golf đầu tiên là vào năm 2009, khi ông Tiến thành lập câu lạc bộ golf trẻ Hà Nội, khi đó gồm khoảng 10 thành viên như: Nguyễn Thái Dương, Nguyễn Chí Dũng, Phạm Minh Đức và một vài động viên trẻ của Hà Nội.
Thế hệ thứ hai, cách sau đó 4-5 năm, gồm Nguyễn Thảo My, Nguyễn Huy Thắng, Vũ Nguyên và một số vận động viên khác.
Thế hệ golf thứ 3 đã trở nên rất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực thế giới.
"Từ chỗ chúng ta chưa có một vận động viên nào xếp hàng thế giới thì trong năm 2017 - 2018 đã có Nguyễn Thảo My, Trương Chí Quân. Ở Mỹ, Nguyễn Thảo Mỹ xếp hạng 227 trên thế giới. Thời điểm hiện tại có Nguyễn Anh Minh xếp hạng 185 thế giới.
"SEAGAMES vừa rồi, khi trả lời phỏng vấn các tạp chí golf, tôi dự báo Việt Nam cần 10-15 năm tranh chấp các huy chương, nhưng thật may vừa rồi chúng ta đã có huy chương vàng golf, phải nói đây là bước ngoặt rất lớn.
"Đặc biệt, chúng ta đang có sự phát triển rất mạnh từ golf phong trào, không có nước nào có câu lạc bộ và giải golf nhiều như Việt Nam và có hàng nghìn người chơi. Sân golf bây giờ đã có hàng trăm sân golf và tương lai sẽ có rất nhiều. Sân golf góp phần rất lớn vào việc lôi kéo người chơi golf. Tôi mong những ai chưa biết về golf hãy thử một lần để trải nghiệm ,chiêm nghiệm được những cái hay cái đẹp của golf", ông nói.
Trong khuôn khổ tọa đàm, Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance đã ra mắt ấn phẩm "Toàn cảnh đầu tư ngành golf".
Ấn phẩm được xuất bản nhằm mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn cảnh về lĩnh vực golf hiện nay ở Việt Nam. Từ góc nhìn của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nhân và người chơi golf, các bài viết trong ấn phẩm này sẽ góp phần cung cấp thông tin cho đông đảo bạn đọc gần xa, đồng thời gợi mở các vấn đề của ngành golf Việt Nam.
80 golfer tranh tài tại chương trình “Kết nối yêu thương” 80 golfer là lãnh đạo cơ quan quản lý, cơ quan báo chí- truyền thông, các lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân, ... |
Lộ diện chủ đầu tư dự án Sân golf gần 1.600 tỷ ở Thanh Hóa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản đề xuất UBND tỉnh này thực hiện thủ tục chấp thuận chủ ... |
Chủ sân golf Hoàng Gia (RGC) giải trình về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán Công ty CP Đầu tư PV - Inconess (UPCoM : RGC) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao ... |
PV
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|