Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên "thành trì" hệ miễn dịch Hệ tiêu hóa – Hệ miễn dịch: Mối liên kết cho sức khỏe |
Lợi ích của việc ăn sữa chua
Sữa chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Tuy nhiên, để sữa chua phát huy trọn vẹn những lợi ích này, mọi người cần phải biết chọn lựa sữa chua thích hợp cũng như biết ăn sữa chua lúc nào tốt nhất.
Sữa chua và đồ uống từ sữa lên men nói chung từ lâu đã được biết là có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau cho cơ thể. Các lợi khuẩn có trong sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà thành phần của sữa chua cũng ngăn ngừa bệnh tim mạch với cơ chế hoạt động như một chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.
Ngoài ra, sữa chua còn cho thấy những lợi ích sức khỏe khác, đối với những người không dung nạp lactose, táo bón, tiêu chảy, bệnh viêm ruột và dị ứng. Sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác cũng có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể vì chúng làm tăng mức độ hormone thúc đẩy cảm giác no. Hơn nữa, sữa chua đầy đủ chất béo có chứa axit linoleic liên hợp, một chất dinh dưỡng có thể làm giảm chất béo trong cơ thể và giảm nguy cơ ung thư vú.
Việc tiêu thụ sữa chua kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác như trái cây và rau quả đã được chứng minh là làm tăng phản ứng miễn dịch trong hệ tiêu hóa, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa như ung thư ruột kết, tiêu chảy, bệnh viêm ruột và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác có thể bị ức chế khi ăn sữa chua.
Chính vì những lợi ích nêu trên, sữa chua đã được xem là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thực phẩm khác, sữa chua cũng nên được tiêu thụ một cách điều độ, cần có một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác để có sức khỏe tốt cũng như ăn sữa chua lúc nào đem lại hiệu quả tốt nhất cũng là một điều cần chú ý.
Sữa chua và đồ uống từ sữa lên men nói chung từ lâu đã được biết là có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau cho cơ thể. Các lợi khuẩn có trong sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà thành phần của sữa chua cũng ngăn ngừa bệnh tim mạch với cơ chế hoạt động như một chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể.
Ngoài ra, sữa chua còn cho thấy những lợi ích sức khỏe khác, đối với những người không dung nạp lactose, táo bón, tiêu chảy, bệnh viêm ruột và dị ứng. Sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác cũng có thể giúp duy trì trọng lượng cơ thể vì chúng làm tăng mức độ hormone thúc đẩy cảm giác no. Hơn nữa, sữa chua đầy đủ chất béo có chứa axit linoleic liên hợp, một chất dinh dưỡng có thể làm giảm chất béo trong cơ thể và giảm nguy cơ ung thư vú.
Việc tiêu thụ sữa chua kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác như trái cây và rau quả đã được chứng minh là làm tăng phản ứng miễn dịch trong hệ tiêu hóa, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa như ung thư ruột kết, tiêu chảy, bệnh viêm ruột và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác có thể bị ức chế khi ăn sữa chua.
Chính vì những lợi ích nêu trên, sữa chua đã được xem là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, cũng giống như các loại thực phẩm khác, sữa chua cũng nên được tiêu thụ một cách điều độ, cần có một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác để có sức khỏe tốt cũng như ăn sữa chua lúc nào đem lại hiệu quả tốt nhất cũng là một điều cần chú ý.
Ăn sữa chua lúc nào tốt nhất?
Ăn sau các bữa ăn chính khoảng 2 giờ: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thời điểm vàng để ăn sữa chua là khoảng 1-2 giờ sau các bữa ăn chính trong ngày. Khi đó, lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ dễ dàng vượt qua môi trường khắc nghiệt của dạ dày, gia tăng hiệu quả hỗ trợ đường ruột của sữa chua.
Thời điểm vàng để ăn sữa chua là khoảng 1-2 giờ sau các bữa ăn chính trong ngày |
Ăn sáng: Đối với những ai đang giảm cân, ăn theo chế độ ăn kiêng hoặc đơn giản là muốn có một bữa sáng nhẹ nhàng..., có thể kết hợp sữa chua với một số loại ngũ cốc, hạt, trái cây. Đây là công thức cho một bữa sáng đủ chất dinh dưỡng lại không khiến người ăn phải nạp vào cơ thể nhiều calo.
Ăn vào lúc xế chiều: Xế chiều là thời điểm cơ thể bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi và cần bổ sung năng lượng. Chọn bữa ăn nhẹ ít calo, nhiều dinh dưỡng như sữa chua sẽ lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, giúp giữ dáng, giữ da hơn rất nhiều so với những thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và nhiều calo.
Ăn khi tập luyện: Quá trình tập luyện khiến cơ bắp thường bị căng. Sữa chua bổ sung protein, carbohydrate, canxi và lợi khuẩn cần thiết giúp phục hồi cơ bắp nhanh hơn. Ngoài ra, sau khi tập luyện, năng lượng của bạn sẽ bị xuống thấp, sữa chua giúp bù đắp mức năng lượng bị hao hụt này. Bạn có thể kết hợp sữa chua nguyên chất với trái cây tươi hoặc đông lạnh để có thêm nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và tăng thêm hương vị món ăn.
Tại sao nên ăn sữa chua?
Là sản phẩm từ sữa nên sữa chua có đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng của sữa, tốt cho sức khỏe con người gồm đạm, glucid, lipid, vitamin và các chất khoáng chất, nhất là canxi.
So với các sản phẩm từ sữa khác, sữa chua có một số điểm nổi trội là ít đường lactose và chứa vi khuẩn có ích, thích hợp cho người không hoặc kém dung nạp đường lactose, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Bởi 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở hệ tiêu hóa nên sức khỏe của hệ tiêu hóa có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả cơ thể. Trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Khuyến nghị sử dụng sữa và sản phẩm sữa cho người Việt Nam do Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố năm 2016 khuyên mỗi người nên dùng một hộp sữa chua (100 gram) mỗi ngày. Riêng lứa tuổi đang phát triển mạnh từ 10-19 tuổi, bà mẹ mang thai, bà mẹ cho con bú được khuyến nghị dùng 2 hộp mỗi ngày.
Bảo Ngân (tổng hợp)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|