Thời các công ty tài chính 'sợ'... khách hàng

(Banker.vn) Lo ngại trước làn sóng 'bùng' nợ qua app, một số công ty tài chính đã phải tạm thời ngừng cho vay mới mà chỉ tập trung vào nhóm khách hàng có điểm tín nhiệm tốt.
Lo ngại trước làn sóng “bùng” nợ qua app, một số công ty tài chính đã phải tạm thời ngừng cho vay mới
Lo ngại trước làn sóng “bùng” nợ qua app, một số công ty tài chính đã phải tạm thời ngừng cho vay mới

Chỉ cần một thao tác tìm kiếm đơn giản, chúng ta có thể tìm thấy hàng chục các hội nhóm chia sẻ cách bùng tiền, cách đối phó khi bị đòi nợ hay cách đối phó với công ty tài chính trên các trang mạng xã hội như: "Hội bùng app vay tiền và chia sẻ cách đối phó" (174.000 thành viên), “Hội hướng dẫn 'bùng' tiền qua các app online” (27.000 thành viên), “Hội 'bùng' app vay tiền online” (60.000 thành viên), “Hội 'bùng' app vay tiền và cách đối phó 2023” (38.000 thành viên), "Hội bùng tiền FE Credit”…

Đáng chú ý, các thành viên trong những hội nhóm này liên tục chia sẻ việc bùng tiền các ứng dụng (app) cho vay là bình thường, rất nhiều người thành công đã sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách bùng tiền, quỵt nợ. Thậm chí, coi đây là một cách kiếm tiền.

Trước sự hoạt động sôi nổi của các hội nhóm này, nhiều công ty tài chính bày tỏ lo ngại về một làn sóng “bùng” nợ sẽ diễn ra nên hạn chế hơn trong công tác cho vay mới.

Có thể kể đến như Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTF) cũng nêu thực trạng, thời gian gần đây xảy ra tình trạng nhiều khách hàng đã không chấp hành nghĩa vụ trả nợ, chây ì trả nợ ngày một nhiều. Chính vì thế, 3 tháng qua doanh nghiệp này đã phải tạm thời ngừng cho vay mới mà tập trung vào nhóm khách hàng có điểm tín nhiệm tốt.

Tương tự, đại diện của FE Credit trước tình hình người vay bùng nợ nhiều như hiện nay, công ty này cũng đề nghị các cơ quan, ban ngành cần có chế tài với người đi vay, phải thực hiện nghiêm các nghĩa vụ, tuân thủ các quy định trả nợ để hình thành một thói quen “vay văn minh, trả văn minh”.

Nhiều công ty tài chính cũng cho rằng, một số cá nhân lợi dụng mạng xã hội đã tung thông tin không đúng bản chất sự việc khiến cho hình ảnh thu hồi nợ của các công ty tài chính tiêu dùng bị méo mó, xuyên tạc, ảnh hưởng đến ý thức và trách nhiệm trả nợ của người dân. Bên cạnh đó, các công ty tài chính cũng cần xây dựng một bộ quy tắc ứng xử cho nhân viên, nhất là nhân viên thu hồi nợ, sales...

Theo ý kiến của các chuyên gia, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam bắt đầu bùng nổ trong giai đoạn 2015-2020 . Từ chỗ chỉ cho vay trả góp các món hàng nhỏ, nhiều công ty tài chính đã đẩy mạnh cho vay tiền mặt, xét duyệt nhanh, 100% online khiến lượng khách tăng vọt.

Toàn bộ quy trình xét duyệt cho vay khá dễ dàng, hai bên không cần gặp mặt, người vay chỉ cần đăng ký online, cung cấp các loại giấy tờ theo yêu cầu, sau đó nhận cuộc gọi tư vấn và nếu đáp ứng sẽ được giải ngân trực tiếp vào tài khoản.

“Sự dễ dàng luôn đi đôi với nhiều sơ hở, thiếu quy định trong việc trả nợ, nhất là khi phần lớn các app cho vay không áp dụng hệ thống thông tin từ CIC nên người vay có thể “an tâm” quỵt nợ mà không sợ ảnh hưởng đến các khoản vay sau này”, Luật sư Hồng Hà – đoàn luật sư Hà Nội cho biết.

Cũng theo Luật sư Hồng Hà, xu hướng bùng nợ, quỵt nợ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bởi các doanh nghiệp phải siết lại cho vay, thậm chí tăng lãi suất để bù lại rủi ro. Nhiều người có nhu cầu thực sự sẽ khó vay, dễ lâm vào tín dụng đen với lãi suất cao và nhiều ẩn số.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần có những giải pháp và hỗ trợ kịp để hạn chế bớt trào lưu xấu này, cần thiết lập hệ thống đánh giá tín nhiệm tài chính trong bối cảnh mọi dữ liệu của người dân đều được số hóa.

Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC): 15 năm xây dựng và phát triển

Công ty tài chính cổ phần xi măng (CFC) được thành lập theo quyết định 142/GP-NHNN ngày 29/5/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ...

EVNFinance (EVF): Thu nhập bình quân năm 2022 của nhân viên đạt 28 triệu đồng/tháng

Công ty Tài chính CP Điện lực (EVNFinance - HOSE: EVF) vừa công bố Báo cáo thường niên năm 2022 trong đó nêu rõ mức ...

VietCredit (TIN) báo lãi trước thuế tăng 52% trong năm 2022

Theo báo cáo tài chính của Công ty Tài chính CP Tín Việt (VietCredit – UPCOM: TIN) năm 2022. Công ty này ghi nhận thu ...

Quang Đăng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục