Thiết bị điện Gelex (GEE) muốn nâng sở hữu tại Cadivi (CAV) và Thibidi (THI) lên 100%

(Banker.vn) Thiết bị điện Gelex (GEE) dự kiến chi hơn 250 tỷ đồng để hoàn tất sở hữu toàn bộ cổ phần tại Cadivi (CAV) và Thibidi (THI).

Quý II/2022, lợi nhuận Gelex Electric (GEE) giảm hơn 59%, lỗ ròng từ tỷ giá 14,5 tỷ đồng

Ngày 25/10, Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam - Cadivi (HOSE: CAV) nhận được hồ sơ đăng ký chào mua công khai cổ phiếu CAV của Công ty CP Thiết bị điện Gelex - Gelex Electric (UPCoM: GEE) để nâng tỷ lệ sở hữu ở Cadivi từ 96,35% lên 100%.

Thiết bị điện Gelex (GEE) muốn nâng sở hữu tại Cadivi (CAV) và Thibidi (THI) lên 100%
Thiết bị điện Gelex (GEE) muốn nâng sở hữu tại Cadivi (CAV) và Thibidi (THI) lên 100%

Qua đó, GEE đăng ký mua hơn 2,1 triệu cổ phiếu CAV, tương đương 96,5% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Giá chào mua là 55.000 đồng/cp, cao hơn 6% giá chốt phiên ngày 26/10 là 52.000 đồng/cp.

Trước giao dịch, Gelex Electric và người có liên quan nắm giữ hơn 55 triệu cổ phiếu CAV, tương đương 96,5% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Công ty CP Chứng khoán SSI, chi nhánh Hà Nội làm đại lý chào mua công khai. Nếu giao dịch thành công, nhóm GEE sẽ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ của CAV.

Cùng ngày, Công ty CP Thiết bị điện - Thibidi (HOSE - Mã: THI) cũng nhận được hồ sơ đề nghị chào mua công khai của GEE nhằm tăng sở hữu từ 90,71% lên tối đa 100%. Theo đó, GEE sẽ mua hơn 4,5 triệu cổ phiếu THI với mức giá 25.500 đồng/cp (cao hơn 10% so với thị giá hiện tại).

Như vậy, đợt này, GEE sẽ chi tổng cộng 230 tỷ đồng để nắm giữ toàn bộ vốn của CAV và THI.

Công ty CP Thiết bị điện Gelex - Gelex Electric có trụ sở chính đặt tại 52 Lê Đại Hành, Hà Nội. Đây là công ty holding nhóm thiết bị điện trong hệ thống Gelex nhằm quản lý tập trung các doanh nghiệp thiết bị điện. Theo đó, GEE sẽ sở hữu các thương hiệu như CADIVI, THIBIDI, HEM, EMIC, CFT… Tính tới quý 2/2022, Công ty có vốn điều lệ 3 ngàn tỷ đồng.

Về cơ cấu sở hữu, Công ty CP Tập đoàn Gelex (mã GEX) đang nắm 80% vốn tại đây, cổ đông lớn khác là Công ty CP Máy tính - Truyền thông - Điều khiển 3C nắm 5,5%. Số còn lại do các cổ đông khác nắm giữ. Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng Giám đốc GEX đang giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT GEE.

Lợi nhuận trước thuế đạt 663 tỷ đồng trong 9 tháng

Về kết quả kinh doanh, trong quý III/2022, GEE ghi nhận doanh thu thuần đạt 3,528.7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 84.6 tỷ đồng.

Cơ cấu doanh thu thuần trong quý III của GEE đến từ hoạt động sản xuất và kinh doanh thiết bị điện là chính. Bao gồm: doanh thu bán thành phẩm đạt 3.062 tỷ đồng, bán hàng hóa đạt 212,2 tỷ đồng với các sản phẩm chính như dây cáp điện của CADIVI, thiết bị đo điện EMIC, máy biến áp THIBIDI…

Cùng với đó, GEE ghi nhận doanh thu từ mảng sản xuất điện quý III là 190,9 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng ghi nhận 546,9 tỷ đồng. GEE hiện sở hữu nhiều công ty phát điện bao gồm cả thủy điện, điện mặt trời, điện gió và điện áp mái.

Do nhu cầu sụt giảm chung của thị trường và một số nguyên nhân chủ quan khác như: đơn vị thành viên là Công ty dây đồng Việt Nam CFT ngừng sản xuất để di dời nhà máy trong 6 tháng đầu năm… đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu quý III nói riêng và doanh thu lũy kế 9 tháng của GEE.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, GEE ghi nhận doanh thu đạt 12.790,5 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,7%. Lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm đạt 1.608,5 tỷ đồng tăng 28,64% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 663,2 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2021.

Ở chiều ngược lại, chi phí tài chính trong quý III là 271 tỷ. Sau 9 tháng, con số này là 801 tỷ đồng, đã ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của GEE. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay do hợp nhất các công ty nhóm phát điện, lỗ chênh lệch tỷ giá, phí nghiệp vụ hedging…

Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm, GEE ghi nhận dòng tiền từ hoạt động kinh doanh dương 1.535,3 tỷ đồng do giảm mạnh hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn; dòng tiền từ hoạt động đầu tư dương 351,6 tỷ đồng, dòng tiền tài chính âm 2.447 tỷ đồng, chủ yếu giảm nợ vay và trả cổ tức cho cổ đông.

Cùng với đó, trước tình hình lãi suất tiếp tục tăng cao, GEE và các công ty thành viên chủ động hạ tỉ trọng dư nợ vay. Tại 30/9/2022, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,22 lần, đầu năm là 2,86 lần; còn hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,62 lần, đầu năm là 1,92 lần.

GEE cho biết, đến nay, Công ty dây đồng Việt Nam CFT đã hoàn thành việc di dời và đã đưa vào vận hành thành công tại nhà máy mới. Trong quý IV, Công ty tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị nhằm tối ưu hóa sản xuất, tinh gọn bộ máy, cập nhật ứng dụng quản trị doanh nghiệp tiên tiến, đầu tư vào việc nghiên cứu các sản phẩm mới chất lượng cao, thân thiện môi trường. Bên cạnh đó, giai đoạn tới Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội M&A để hoàn thiện chuỗi giá trị ngành điện.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

First Real (FIR): Báo lãi quý III tăng gấp đôi, tình trạng âm dòng tiền kinh doanh tiếp diễn

Công ty CP Địa ốc First Real (HOSE: FIR) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III ghi nhận doanh thu thuần đạt 102 ...

Cổ phiếu ngân hàng “hô mưa, gọi gió” phiên thị trường hồi phục, 11 mã "lên trần"

Đóng cửa phiên giao dịch chứng khoán ngày 27/10 ghi nhận có tới 26/27 mã ngân hàng tăng giá, trong đó 11 mã tăng kịch ...

Khối ngoại bán ròng 170 tỷ đồng phiên VN-Index hồi phục mạnh, tâm điểm cổ phiếu KBC

Phiên VN-Index đóng cửa ở mốc 1.028,01 điểm, khối ngoại có phiên giao dịch sôi động nhưng với việc xả mạnh cổ phiếu KBC, khối ...

Quỳnh Nga

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán