Cụ thể, trong tháng 4, doanh thu của TNG đạt 551,2 tỷ đồng, tăng 52% so với tháng 4/2021. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, TNG ghi nhận doanh thu đạt 1.809,5 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu xuất khẩu chiếm 98,12% và doanh thu nội địa chiếm 1,88%.
Xét theo thị trường, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu trọng yếu, chiếm 55,23% tỷ trọng xuất khẩu, tiếp theo là EU với 40,32%, Nga với 3,15%, còn lại là đến từ các thị trường khác.
Năm 2022, công ty đã thông qua kế hoạch doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả trên, 4 tháng, TNG đã hoàn thành hơn 30% kế hoạch doanh thu cả năm.
Về chiến lược kinh doanh, theo ban lãnh đạo TNG, doanh nghiệp sẽ tiếp tục đầu tư để tăng công suất trong giai đoạn 2022 - 2026. Cụ thể, số lượng chuyền may dự kiến trong năm 2022 của TNG là 324 so với 278 trong năm 2021, tăng tương ứng 17% cùng kỳ và dự kiến có thể hoạt động với hiệu suất 90% khi đưa vào vận hành từ quý II/2022.
Mặt khác, nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu tăng trưởng tích cực, hiện nay các đơn hàng đã được ký đến hết tháng 10/2022. Trong đó, đối tác lớn nhất là Decathlon (chiếm 30% tỷ trọng xuất khẩu) kỳ vọng đạt 81,82 triệu USD giá trị đơn hàng trong 2022.
Theo báo cáo cập nhật mới đây từ CTCK Agribank (Agriseco), triển vọng 2022 của TNG khả quan đến từ mảng dệt may tăng trưởng tốt nhờ gia tăng công suất và nhu cầu thị trường xuất khẩu tích cưc; đồng thời mảng bất động sản tiềm năng với dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm. Agriseco dự phóng mảng dệt may tăng trưởng 25% trong 2022 và mảng bất động sản ghi nhận 50% doanh thu từ dự án Sơn Cẩm (tương ứng khoảng 700 tỷ đồng).
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|