Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ: Tăng trưởng tốt cả về chất và lượng

(Banker.vn) Sau hơn 03 tháng chính thức đi vào hoạt động, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã có sự tăng trưởng, đặc biệt là trong tháng 10...

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ chính thức đi vào vận hành tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ ngày 19/7/2023, với kỳ vọng sẽ thúc đẩy tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, góp phần tăng tính minh bạch, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư trong giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ: Tăng trưởng tốt cả về chất và lượng
Ảnh minh họa

Sau hơn 03 tháng chính thức đi vào hoạt động, thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đã có sự tăng trưởng, đặc biệt là trong tháng 10. Giá trị giao dịch bình quân phiên của tháng 10 gấp gần 2,6 lần so với giá trị giao dịch bình quân phiên của tháng 9 và gấp hơn 2 lần so với giá trị giao dịch bình quân phiên của cả giai đoạn.

Tính đến ngày 25/10/2023, số mã trái phiếu đăng ký giao dịch trên hệ thống đã công bố trên Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp của HNX là 346 mã trái phiếu của 98 doanh nghiệp với giá trị đăng ký giao dịch đạt 268 nghìn tỷ đồng. Trong đó, đã có phát sinh giao dịch của 57 mã trái phiếu thuộc 28 tổ chức phát hành; tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 43,3 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân đạt 627,5 tỷ đồng/phiên.

Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, thị trường hiện có 447 mã trái phiếu, bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ niêm yết. Quy mô giao dịch bình quân tháng 10/2023 đạt 5,2 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 30% so với tháng trước. Bình quân 10 tháng đạt 5,88 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 23,4% so với bình quân năm 2022.

Thống kê đến ngày 20/10/2023, có 69 doanh nghiệp đã phát hành với khối lượng 171,6 nghìn tỷ đồng (giảm 47,6% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó, tổ chức tín dụng chiếm 44% (76,1 nghìn tỷ đồng) và doanh nghiệp bất động sản chiếm 43% (74,5 nghìn tỷ đồng); 48% trái phiếu phát hành có tài sản đảm bảo; khối lượng mua lại trước hạn là 184,7 nghìn tỷ đồng (gấp 1,29 lần so với cùng kỳ năm 2022).

Cơ cấu nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu là tổ chức trong nước (95,6%), nhà đầu tư cá nhân chỉ mua 4,33%. Kể từ khi Nghị định số 08/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 05/3/2023), khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 170,7 nghìn tỷ đồng.

Về mua lại trái phiếu, theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong quý III/2023, tổng giá trị mua lại trái phiếu doanh nghiệp trước hạn đạt gần 57 nghìn tỷ đồng, giảm 29% so với quý 2/2023 và giảm 6% so với cùng kỳ.

Trong tháng 10, giá trị trái phiếu mua lại trước hạn ước tính khoảng hơn 7 tỷ đồng, giảm 34% so với tháng trước. Lũy kế 10 tháng năm 2023, khoảng 183.430 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trước hạn, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó nhóm ngành Ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng 47% tổng giá trị mua lại, nhóm ngành Xây dựng và Bất động sản lần lượt chiếm tỷ trọng 14% và 13%.

Theo Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS), 2 năm khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp chứng kiến sự sụt giảm dư nợ trái phiếu doanh nghiệp, ước tính hiện đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng. Điều này khiến tỷ lệ dư nợ trái phiếu doanh nghiệp/GDP đã giảm xuống 11%, mức thấp so với các quốc gia trong khu vực. Như vậy, dư địa tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam còn rất lớn.

Huy động gần 19.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong tháng 10 vừa qua

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), tháng 10 đã huy động thành công gần 19.000 tỷ đồng qua đấu ...

Còn hơn 41.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong hai tháng cuối năm

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, trong tháng 10/2023, các doanh nghiệp đã mua lại 13.645 tỷ đồng, giảm ...

OCB phát hành thành công 1.350 tỷ đồng trái phiếu

Ngày 7/11, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: ...

Nguyên Nam

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán