Thị trường "phá đáy", VDSC gợi ý một số cổ phiếu có thể "xuống tiền" trong tháng 10

(Banker.vn) Trong bối cảnh bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm, tăng trưởng GDP quý 3/2022 của Việt Nam vẫn đạt hơn 13%. Do đó, CTCK Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng khi thông tin kết quả kinh doanh quý 3/2022 được công bố, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có nhịp hồi phục nhờ những nhóm ngành/ cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực.

Theo VDSC, trạng thái danh mục vẫn được khuyến nghị duy trì vị thế phòng thủ với sự cân bằng giữa cổ phiếu và tiền mặt. Trong tháng 10 và cho mục tiêu ngắn hạn, VDSC đưa ra gợi ý một số cổ phiếu đã giảm giá sâu và triển vọng kết quả kinh doanh quý 3 & quý 4 khả quan.

ACV (giá mục tiêu 100.400 đồng/cp)

- Tổng sản lượng hành khách có thể cao kỷ lục trong Q3-2022. Sản lượng trong mùa cao điểm bay hè rất tích cực khi đạt lần lượt 12 triệu và 10 triệu lượt trong T7 và T8. VDSC kỳ vọng sản lượng hành khách có thể duy trì ở mức 9-10 triệu trong tháng 9 để đưa tổng sản lượng đạt 31-32 triệu lượt trong Q3 năm nay, mức cao nhất từ trước tới nay.

- Ước tính ACV có thể ghi nhận lãi tỷ giá chưa thực hiện vào khoảng 300 tỷ trong Q3 năm nay khi JPY tiếp tục mất giá khoảng 3% và dư nợ bằng đồng JPY của ACV vào khoảng 67 tỷ JPY.

Thị trường
Ảnh minh họa

DBD (giá mục tiêu 52.700 đồng/cp)

- Biên lợi nhuận trong 2H 2022 kỳ vọng cải thiện so với cùng kỳ khi đóng góp từ mảng thiết bị quay về mức trước dịch. Theo đó, doanh thu và LNST Q3 và Q4/2022 lần lượt đạt 375 tỷ đồng (-32% YoY)/55 tỷ đồng (+34%YoY) và 398 tỷ đồng (-2% YoY)/ 59 tỷ đồng (+21% YoY).

- Nhà máy sản xuất thuốc ung thư Nhơn Hội dự kiến sẽ đạt tiêu chuẩn EU – GMP cho hai dây chuyền thuốc ung thư dạng tiêm và dạng viên lần lượt vào tháng 6/2023 và 3/2024. DBD sẽ trở thành công ty sản xuất thuốc ung thư đầu tiên tại Việt Nam tham gia đấu thầu tại nhóm 1&2. Biên lợi nhuận gộp của nhóm thuốc ung thư sẽ được cải thiện mạnh mẽ do công ty còn nhiều dư địa để tăng giá bán trong khi chi phí giá vốn không có nhiều sự biến động.

- Dự phóng doanh thu/LNST của DBD cho năm 2022F và 2023F lần lượt đạt 1.469 tỷ đồng (-6% YoY)/215 tỷ đồng (+17% YoY) và 1.697 tỷ đồng (+15,5%YoY)/264 tỷ đồng (+ 23% YoY).

TNG (giá mục tiêu 27.000 đồng/cp)

- VDSC kỳ vọng KQKD của TNG sẽ đi ngược xu hướng giảm của ngành dệt may trong nửa cuối năm 2022, nhờ khả năng duy trì các đơn hàng đã ký với khách hàng dài hạn và chi phí nguyên vật liệu được kiểm soát tốt nhằm duy trì biên lợi nhuận gộp cao. Trong 3Q2022, VDSC dự phóng doanh thu và LNST của TNG đạt 2.140 tỷ đồng (+ 25% YoY và + 8% QoQ) và 110 tỷ đồng (+29% YoY và +26% QoQ).

- Năm 2023, đơn đặt hàng của TNG có thể sẽ giảm do triển vọng nhu cầu hàng may mặc ảm đạm. Tuy nhiên, VDSC kỳ vọng rằng sự sụt giảm doanh thu năm 2023 có thể được bù đắp bằng việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp do giá nguyên vật liệu giảm, giúp LNST năm 2023 có thể đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Về mặt định giá, rủi ro này dường như đã được phản ánh vào giá cổ phiếu, thể hiện qua sự sụt giảm mạnh gần đây của cổ phiếu TNG. Tại giá đóng cửa ngày 3/10, TNG đang giao dịch ở mức P/E là 6,0 lần, thấp hơn 26% so với P/E trung bình ba năm.

MWG (giá mục tiêu 94.200 đồng/cp)

- IPhone 14 và ngành hàng TV có thể giúp MWG duy trì được mức nền cao doanh số của TGDĐ và ĐMX trong Q4 năm nay. TGDĐ và Topzone dự kiến sẽ chạm mốc 100k đơn đặt hàng iPhone 14 từ nay cho đến giai đoạn pre order đầu tháng 10/2022. Trong khi đó, mùa World Cup 2022 diễn ra vào cuối tháng 11 có thể hỗ trợ doanh số TV.

- Kỳ vọng các tín hiệu cải thiện LN rõ nét hơn của BHX trong Q4 năm nay. Sau quá trình tái cơ cấu, VDSC kỳ vọng BHX có thể cắt giảm được đáng kể các chi phí hoạt động trong Q4-2022. Bên cạnh đó, VDSC cũng kỳ vọng doanh số mỗi cửa hàng sẽ duy trì đà phục hồi trong các tháng cuối năm nhờ (1) tiếp tục duy trì các CTKM nhằm xây dựng thói quen tiêu dùng, (2) nhu cầu mua sắm cuối năm.

FRT (giá mục tiêu 96.900 đồng/cp)

- Đợt ra mắt iPhone 14 vào ngày 14/10, bên cạnh việc hỗ trợ đáng kể cho doanh thu FPT shop trong Q4, sẽ là một chất xúc tác ngắn hạn cho giá cổ phiếu. Với tỷ trong doanh thu lớn từ Apple và các sản phẩm iPhone, ước tính chiếm khoảng 37% tổng doanh thu, cùng với tín hiệu khả quan từ số lượng nhận đăng ký trước, VDSC kỳ vọng nhóm sản phẩm Apple sẽ là động lực lớn hỗ trợ cho triển vọng LN Q4-2022.

- Long Châu vẫn sẽ là động lực tăng trưởng hấp dẫn kể từ 2023. Mặc dù quá trình mở mạnh mẽ độ bao phủ của chuỗi Long Châu và sự bình thường hóa của thói quen mua thuốc sau dịch đang phần nào khiến LN thiếu đi tính ổn định trong những quý gần đây, VDSC kỳ vọng lợi nhuận đóng góp từ Long Châu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong giai đoạn 2023-25 khi doanh số TB mỗi cửa hàng ổn định và biên lợi nhuận cũng như các tỷ lệ chi phí hoạt động/doanh thu dần được tối ưu hóa.

KBC (giá mục tiêu 33.400 đồng/cp)

- KBC đã ký hợp đồng với Savills để định giá lại khoản đầu tư vào CTCP đầu tư Sài Gòn – Đà Nẵng. Công ty cho biết khâu định giá đang đi đến những bước cùng và kỳ vọng có thể ghi nhận 2.200 tỷ đồng từ đánh giá lại trong Q3/2022. Với khoản đóng góp này, chưa tính đến phần BĐS KCN thì LNST quý 3/2022 có thể đạt gần 2000 tỷ đồng, so với mức lỗ nhẹ của cùng kỳ năm 2021.

- Hiện tại có khoảng 100 ha đất KCN đã ký MOU ở các khu công nghiệp Quang Châu và Nam Sơn Hạp Lĩnh (chưa bao gồm 20ha dự kiến cho Oppo thuê). Ước tính thận trọng, VDSC cho rằng KBC có thể bàn giao gần 20ha trong 6 tháng cuối năm 2022.

- Công ty có thể chưa bàn giao các dự án BĐS dân cư do chưa hoàn thiện pháp lý. Điều này khiến doanh nghiệp có thể không hoàn kế hoạch kinh doanh cả năm 2022. VDSC điều chỉnh giảm GMT xuống 36.100 đồng/CP để phản ánh khả năng chậm phát triển các dự án BĐS dân cư.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp đi theo câu chuyện “thịt sạch và có nguồn gốc”

VNDirect Research tin rằng thu nhập cao hơn, kiến thức dinh dưỡng và nhận thức về sức khỏe của người dân Việt Nam ngày càng ...

MWG: Kỳ vọng tăng trưởng từ việc cơ cấu lại Bách Hóa Xanh

Trong báo cáo mới đây về cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động, CTCK ACB (ACBS) đánh giá, với ...

TPS: Chi phí dự phòng MBB giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng

Theo báo cáo của Công ty CK Tiên Phong (TPS), kết quả kinh doanh nửa đầu 2022 của Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB) ...

Thế Hưng

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán