Thị trường hàng hóa tuần 23 - 28/10: Giá dầu mất 3%, khí tự nhiên tăng 6%, gạo và đường tăng 2%

(Banker.vn) Trên thị trường hàng hóa tuần này, giá dầu giảm 3% trước diễn biến của đồng đô la và tình hình chiến sự phức tạp ở Israel. Chiều ngược lại, khí tự nhiên tăng rất mạnh, còn nhóm nông sản và nguyên liệu công nghiệp khởi sắc hơn.

Thị trường hàng hóa tuần 16-21/10: Dầu thô, vàng tăng 3% khi cuộc chiến Israel-Hamas leo thang, giá cà phê tăng 7%

Một số thông tin tác động đến thị trường hàng hóa

Thị trường quốc tế

Thị trường hàng hóa tuần 23 - 28/10: Giá dầu mất 5%, khí tự nhiên tăng 10%, gạo và đường tăng 2%
Moộc Trà tổng hợp

Kinh tế vĩ mô

- Theo Cục Thống kê Kinh tế Mỹ, chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 9 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo của chuyên gia kinh tế và điều chỉnh giảm của tháng 8. Đây là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Lạm phát của Mỹ tiếp tục hạ nhiệt trong tháng trước cho thấy những động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed đã có tác dụng. Tuy nhiên, giá năng lượng và thực phẩm duy trì ở mức cao khiến đà giảm của lạm phát chậm lại. Chỉ số PCE lõi, không tính biến động giá các mặt hàng năng lượng và thực phẩm, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, phù hợp với dự báo của các chuyên gia.

- Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, tháng 9 ghi nhận mức tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất phát từ mức tăng bất ngờ 17,2% trong tháng 8.

Trong 9 tháng đầu năm, lợi nhuận giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thu hẹp so với mức giảm 11,7% trong 8 tháng đầu năm. Theo phân tích dữ liệu của NBS, thu nhập của các công ty nhà nước giảm 11,5% trong 9 tháng đầu năm, các công ty nước ngoài giảm 10,5% và các công ty thuộc khu vực tư nhân ghi nhận mức giảm 3,2%. Con số lợi nhuận công nghiệp bao gồm các công ty có doanh thu hàng năm ít nhất 20 triệu nhân dân tệ (2,73 triệu USD) từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.

- Chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (CPI) của Tokyo, không bao gồm thực phẩm tươi sống dễ biến động nhưng bao gồm chi phí nhiên liệu, đã tăng 2,7% trong tháng 10 so với một năm trước, vượt dự báo tăng 2,5% của thị trường.

Mức tăng này cũng cao hơn mức tăng 2,5% trong tháng 9, làm dấy lên nghi ngờ về quan điểm của ngân hàng trung ương rằng, lạm phát sẽ chậm lại trong những tháng tới khi áp lực về chi phí giảm bớt. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng lõi loại bỏ cả giá thực phẩm tươi sống và giá nhiên liệu, đã tăng 3,8% trong tháng 10 so với một năm trước, sau khi tăng 3,9% trong tháng 9, dữ liệu cho thấy.

Dầu thô

Giá dầu thô hôm qua cao hơn do đồng đô la giảm nhẹ và căng thẳng ở Trung Đông, sau khi Mỹ thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay qua đêm vào hai cơ sở được Iran hậu thuẫn ở Syria.

Mỹ đã đáp trả các cuộc tấn công nhằm vào quân nhân Mỹ ở Iraq và Syria kể từ ngày 17/10.

Ngoài ra, quân đội Israel trong đêm đã tiến hành cuộc tấn công hạn chế trên bộ lần thứ hai vào Gaza trước khi rút lui. Các thị trường đang lo lắng về cuộc xâm lược toàn diện của Israel, điều này có thể châm ngòi cho sự mở rộng cuộc chiến nhằm bao gồm Hezbollah ở Lebanon và các nhóm khác được Iran hậu thuẫn.

Giá dầu cũng được hỗ trợ sau khi CEO của Exxon cho biết công ty của ông nhận thấy nguồn cung dầu toàn cầu sẽ thắt chặt trong vài năm tới do thiếu đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch. Đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch bị chậm lại do khả năng cạnh tranh của năng lượng sạch.

Khí tự nhiên

Giá khí đốt tự nhiên tiếp tục đà tăng nhờ báo cáo EIA lạc quan và dự báo lạnh hơn bình thường trong tuần tới. Nhà dự báo Khí quyển G2 cho biết một số vòng không khí lạnh sẽ mở rộng trên khắp 2/3 phía đông Mỹ từ ngày 30/10 đến ngày 3/11.

Giá khí tự nhiên còn được hỗ trợ từ mối lo ngại về nguồn cung toàn cầu sau khi hãng Chevron đóng cửa mỏ sản xuất khí tự nhiên ở Israel vì lo ngại về an toàn liên quan đến xung đột Israel-Hamas. Do dòng nhiên liệu giảm, Ai Cập cho biết họ đang xem xét lại kế hoạch xuất khẩu LNG sang châu Âu.

Cao su

Giá cao su giảm xuống khoảng 145 cent USD/kg, mức thấp nhất trong một tuần, chủ yếu do đồng yên giảm và giá dầu tăng.

Đồng thời, sự lạc quan ban đầu xung quanh gói kích thích tài chính gần đây của Trung Quốc đã phần nào mờ nhạt. Trong khi đó, mối lo ngại về nguồn cung giảm bớt khi các báo cáo cho thấy điều kiện thời tiết được cải thiện và nguồn cung sẵn có tăng lên ở miền bắc Thái Lan.

Các nước sản xuất cao su lớn ở châu Á đang phải vật lộn với những trận mưa lớn gần đây. Ngoài ra, dữ liệu mới nhất cho thấy sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia tăng 9,7% trong một tháng lên 31.309 tấn vào tháng 8 nhưng giảm 16,9% so với 37.666 tấn vào cùng kỳ năm ngoái.

Nickel

Dự trữ quặng nickel cao cấp của Indonesia có thể cạn kiệt sau 6 năm. Hiệp hội thợ mỏ cảnh báo trữ lượng quặng nickel chất lượng cao ở nước sản xuất hàng đầu Indonesia có thể cạn kiệt trong khoảng 6 năm tới, gây nguy cơ thiếu nguyên liệu dùng để sản xuất thép không gỉ.

Quặng nickel 1,7% chất lượng cao của Indonesia chủ yếu được sử dụng để sản xuất gang nickel (NPI) của nước này, nguyên liệu cho thép không gỉ, trong khi chất lượng thấp hơn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cho pin xe điện.

Thị trường trong nước

Giá lúa tuần qua ghi nhận mức tăng mạnh nhất ở mặt hàng lúa OM18, với mức tăng 600 đồng/kg so với cuối tuần trước. Trong khi giá gạo hầu như không thay đổi, trừ giá gạo nàng hoa cao hơn 500 đồng/kg.

Thị trường hàng hóa tuần 23 - 28/10: Giá dầu mất 3%, khí tự nhiên tăng 6%, gạo và đường tăng 2%

Giá phân bón trong tuần qua ở khu vực miền Bắc, Đông Nam Bộ - Tây Nguyên đều lặng sóng. Mức giá cao nhất được ghi nhận ở miền Bắc là 830.000 – 850.000 đồng/bao với phân NPK 16-16-8 + TE.

Thị trường hàng hóa tuần 23 - 28/10: Giá dầu mất 3%, khí tự nhiên tăng 6%, gạo và đường tăng 2%

Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu kể từ ngày 11/10 và không thay đổi trong tuần qua. Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Thị trường hàng hóa tuần 23 - 28/10: Giá dầu mất 3%, khí tự nhiên tăng 6%, gạo và đường tăng 2%
Thị trường hàng hóa hôm nay 27/10: Giá dầu mất hơn 2%, cà phê Robusta sát mốc 2.600 USD/tấn

Trên thị trường hàng hóa hôm qua, giá dầu đảo chiều giảm trở lại do lo ngại nguồn cung từ Nga tăng lên và đồng ...

Trung Quốc: Lợi nhuận ngành công nghiệp tháng 9 tiếp tục tăng trưởng 2 con số

Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp Trung Quốc đã kéo dài mức tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 9, bổ sung ...

Lạm phát cơ bản tại Tokyo (Nhật Bản) bất ngờ tăng tốc

Lạm phát tiêu dùng lõi ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản, được coi là chỉ báo hàng đầu cho xu hướng toàn quốc, bất ...

Mộc Trà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán
    Bài cùng chuyên mục