Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/2: Đồng USD mạnh gây sức ép lên giá hàng hóa nguyên liệu thế giới

(Banker.vn) Số liệu từ MXV cho thấy, kết thúc ngày giao dịch hôm qua (28/2), 21 trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới tại MXV đồng loạt giảm giá.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 27/2: Năng lượng ‘kéo’ dòng tiền đầu tư quay về thị trường Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/2: Chỉ số MXV-Index lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 2

Chỉ số MXV-Index quay đầu giảm 0,51% xuống 2.125 điểm, kết thúc chuỗi tăng hai ngày liên tiếp trước đó. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 3.700 tỷ đồng.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/2: Đồng USD mạnh gây sức ép lên giá hàng hóa nguyên liệu thế giới

Sức ép vĩ mô kéo giá kim loại suy yếu

Kết thúc giao dịch ngày hôm qua, hầu hết các mặt hàng kim loại đều giảm giá bởi sức ép của đồng USD. Đối với kim loại quý, giá bạc để mất 0,53% về 22,63 USD/ounce, mức thấp nhất trong gần hai tuần. Giá bạch kim đóng cửa tại mức 885,1 USD/ounce sau khi giảm 1,33%.

Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm hạ lãi suất ngày càng bị lung lay trong khi đồng USD mạnh lên đã khiến giá kim loại quý suy yếu trong phiên hôm qua.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/2: Đồng USD mạnh gây sức ép lên giá hàng hóa nguyên liệu thế giới
Bảng giá kim loại

Theo dữ liệu sơ bộ do Cục Phân tích Kinh tế Mỹ công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý IV/2023 của Mỹ tăng 3,2% so với quý trước. Con số này được điều chỉnh giảm từ mức tăng 3,3% trong báo cáo sơ bộ lần 1. Mặc dù bị điều chỉnh giảm nhẹ, tuy nhiên, nhìn chung đây vẫn là một mức tăng trưởng tốt, phản ánh nền kinh tế Mỹ ổn định trong cuối năm 2023 do được thúc đẩy bởi chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ. Ngoài ra, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi quý IV/2023 của Mỹ được điều chỉnh tăng lên 2,1%, từ mức 2% trong báo cáo trước.

Như vậy, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ trong khi lạm phát được điều chỉnh tăng, kỳ vọng Mỹ tránh được suy thoái ngày càng được củng cố nhưng kỳ vọng FED sớm hạ lãi suất lại bị lu mờ hơn nữa. Điều này đã gián tiếp củng cố cho đà tăng của đồng USD với chỉ số Dollar Index kết phiên tăng 0,14% lên 103,98 điểm. Giá kim loại quý vì thế cũng gặp sức ép.

Đối với kim loại cơ bản, giá đồng COMEX quay đầu giảm 0,26%, chốt phiên tại 3,84 USD/pound. Cùng chung xu hướng giảm, giá quặng sắt để mất 1,28% về 116,02 USD/tấn. Đồng USD tăng giá cũng gây áp lực lên giá kim loại cơ bản.

Thêm vào yếu tố gây áp lực lên giá, theo Reuters đưa tin hôm qua, tập đoàn Country Garden của Trung Quốc cho biết họ đã bị chủ nợ Ever Credit Limited đệ trình đơn yêu cầu thanh lý vì tập đoàn bất động sản khổng lồ này không thanh toán khoản vay 205 triệu USD. Động thái này tiếp tục làm gia tăng mối lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc, đặc biệt là vào thời điểm chính phủ đang nỗ lực khôi phục niềm tin của người dân vào ngành chiếm 1/4 GDP của nước này.

Hơn nữa, đối với mặt hàng đồng, số liệu tồn kho đồng tăng cao tại Trung Quốc phản ánh nhu cầu chưa phục hồi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cũng góp phần làm gia tăng lực bán trên thị trường. Cụ thể, dữ liệu cho thấy tồn kho đồng trên Sàn Giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đã tăng hơn gấp đôi sau hơn hai tuần lên 181.323 tấn, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái.

Giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tăng mạnh nhất nhóm nông sản

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường ngô nối dài đà phục hồi vào hôm qua, là phiên thứ ba liên tiếp đóng cửa trong sắc xanh. Những lo ngại về triển vọng sản xuất ở khu vực Nam Mỹ đã quay trở lại thị trường và tác động “bullish” đến giá ngô trong phiên vừa rồi. Kết phiên, giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 5 bật tăng 1,18% và là mặt hàng nông sản tăng mạnh nhất nhóm.

Theo tiến sĩ Cordonnier, chuyên gia tại công ty tư vấn Soybean&Corn cho biết mưa tuần trước và cuối tuần qua đã hỗ trợ diện tích ngô trồng sớm ở Argentina hồi phục qua giai đoạn phát triển quan trọng, giúp năng suất không bị ảnh hưởng bởi điều kiện khô nóng cuối tháng 1 và đầu tháng 2. Tuy nhiên, phần ngô trồng muộn đã bị ảnh hưởng đáng kể, năng suất có thể thấp hơn do thời tiết bất lợi. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến BCR hạ ước tính sản lượng ngô niên vụ 23/24 của nước này xuống 2 triệu tấn so với báo cáo trước đó, còn 57 triệu tấn.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/2: Đồng USD mạnh gây sức ép lên giá hàng hóa nguyên liệu thế giới
Bảng giá nông sản

Tại Brazil, Viện Khí tượng Quốc gia (Inmet) dự báo tháng 3, lượng mưa sẽ ở mức dưới trung bình tại phần lớn phía bắc, đông bắc, trung tây và phía nam Brazil. Điều này có thể cản trở cây trồng phát triển và giảm tốc độ gieo trồng vụ ngô thứ 2 của các vùng sản xuất lớn trong khu vực này. Những thông tin trên phản ánh rủi ro về thời tiết sẽ tiếp tục đe dọa mùa vụ tại hai quốc gia cung cấp ngô lớn toàn cầu, đồng thời hỗ trợ giá trong phiên hôm qua.

Trái với ngô, sau hai phiên tăng giá liên tiếp trước đó, lúa mì đã quay đầu lao dốc hơn 1% trong phiên vừa rồi. Lúa mì là mặt hàng giảm mạnh nhất nhóm nông sản vào hôm qua. Bên cạnh áp lực bán kỹ thuật ở vùng giá 590, thị trường lúa mì còn phải đối mặt với áp lực lớn đến từ triển vọng nguồn cung dồi dào hơn ở khu vực Biển Đen.

Cụ thể, Refinitiv mới đây đã nâng dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 24/25 của Ukraine lên 21,9 triệu tấn, tăng 1% so với báo cáo trước. Độ ẩm đất cao hơn ở các vùng Poltava và Mykolaiv góp phần thúc đẩy năng suất trung bình trên toàn quốc đạt 4,47 tấn/ha. Dự kiến sản lượng của Ukraine lớn hơn sẽ góp phần gia tăng thặng dự lúa mì toàn cầu, đồng thời gây áp lực đến giá CBOT.

Giá một số hàng hóa khác

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/2: Đồng USD mạnh gây sức ép lên giá hàng hóa nguyên liệu thế giới
Bảng giá năng lượng
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/2: Đồng USD mạnh gây sức ép lên giá hàng hóa nguyên liệu thế giới
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Theo: Báo Công Thương
    Bài cùng chuyên mục