Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/2: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa

(Banker.vn) Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (23/2) diễn biến tương đối trái chiều.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/2/2024: Năng lượng dẫn dắt xu hướng thị trường hàng hóa Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/2: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đón nhận lực mua tích cực

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua (23/2) diễn biến tương đối trái chiều. Sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng giá nông sản. Trong khi giá nhiều mặt hàng nhóm năng lượng và kim loại lại tăbg lên. Chỉ số MXV-Index rơi nhẹ xuống 2.122 điểm. Giá trị giao dịch đạt trên 4.800 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nhóm nông sản thu hút dòng tiền đầu tư mạnh nhất trong 4 nhóm hàng ngày hôm qua khi giá trị giao dịch tăng hơn 180%, chiếm khoảng 28% tổng giá trị giao dịch.

Thị trường nông sản tiếp tục “đỏ”

Theo MXV, sắc đỏ tiếp tục áp đảo thị trường nông sản trong giao dịch hôm qua (22/2). Trong đó, giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 5 tiếp tục suy yếu với mức giảm hơn 1%. Mặc dù tăng mạnh khi bắt đầu phiên tối, tuy nhiên, giá đã thất bại trong việc vượt qua kháng cự 428 và quay đầu lao dốc tại vùng này. Triển vọng thời tiết tích cực tại Argentina là nguyên nhân chính khiến ngô chịu sức ép.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/2: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa
Bảng giá nông sản

Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires (BAGE) cho biết vùng đồng bằng Pampas của Argentina dự kiến sẽ có mưa trong những ngày tới, đặc biệt là phần phía bắc của khu vực. BAGE cho biết phía bắc Pampas và các khu vực phía bắc vùng Lưỡng Hà của Argentina, xung quanh các tỉnh Misiones và Corrientes sẽ nhận được lượng mưa vừa phải đến lớn. Đối với khu vực phía nam Pampas, mưa có thể xuất hiện nhưng BAGE dự báo lượng mưa sẽ không quá lớn. Sau khi bị ảnh hưởng bởi nắng nóng trong giai đoạn cuối tháng 1 và đầu tháng 2, lượng mưa này sẽ giúp vụ mùa tại Argentina phục hồi trở lại và duy trì năng suất tốt.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/2: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa
Sắc đỏ tiếp tục áp đảo thị trường nông sản

Ở chiều ngược lại, báo cáo hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho thấy trong tuần kết thúc vào ngày 16/2, sản lượng ethanol của Mỹ đã ghi nhận mức tăng nhẹ lên mức 1,08 triệu thùng, trong khi tồn kho sụt giảm. Đây là tín hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ ethanol của Mỹ đã có sự cải thiện trong tuần vừa rồi, hỗ trợ giá ngô hồi phục nhẹ vào cuối phiên.

Khác với ngô, lúa mì ghi nhận mức tăng nhẹ vào hôm qua, là mặt hàng duy nhất trong nhóm nông sản tăng giá. Thị trường biến động giằng co tương đối mạnh khi các nhà đầu tư chờ đợi thông tin về các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga. Dù vậy, lo ngại về tình hình nguồn cung tại châu Âu đã giúp phe mua có phần chiếm ưu thế.

Trong báo cáo mới nhất, Refinitiv đã hạ báo sản lượng lúa mì của Anh và Liên minh châu Âu (EU) xuống còn 142,3 triệu tấn, giảm 1% so với ước tính trước đó do sản lượng lúa mì từ Pháp, nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất châu Âu, thấp hơn so với dự kiến. Cây trồng tại Pháp đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn trong giai đoạn gieo trồng, khiến tốc độ mùa vụ bị trì hoãn đáng kể. Đối với hoạt động xuất khẩu, APK-Inform cho biết xuất khẩu lúa mì từ EU sang Trung Quốc trong năm 2023 chỉ đạt mức 824.000 tấn, giảm 47% so với năm 2022. Triển vọng nguồn cung thấp hơn từ EU là yếu tố đã góp phần hỗ trợ thị trường.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng ngày hôm qua 22/2 giá ngô Nam Mỹ nhập khẩu về cảng nước ta giảm nhẹ. Tại cảng Cái Lân, ngô Nam Mỹ kỳ hạn giao tháng 3 ở mức 6.100 đồng/kg. Đối với kỳ hạn giao tháng 4, giá chào bán dao động ở mức 6.000 - 6.150 đồng/kg. Trong khi đó, giá chào bán ngô nhập khẩu tại cảng Vũng Tàu ghi nhận thấp hơn 100 đồng/kg so với giá giao dịch tại cảng Cái Lân.

Giá dầu duy trì đà tăng khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), kết thúc ngày giao dịch 22/2, giá dầu ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh căng thẳng địa chính tại Trung Đông tiếp tục leo thang. Ngoài ra, tồn kho dầu thương mại của Mỹ tăng thấp hơn dự kiến trong tuần trước cũng góp phần hỗ trợ giá.

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/2: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa
Bảng giá năng lượng

Chốt phiên, giá dầu WTI tăng 0,46% lên 78,27 USD/thùng. Dầu Brent tăng 0,77% lên 83,67 USD/thùng.

Lực lượng Houthi liên kết với Iran ở Yemen đã nhận trách nhiệm về hành động không kích vào một tàu chở hàng thuộc sở hữu của Anh và một tàu khu trục khác của Mỹ. Trong khi đó, người phát ngôn của nhóm phiến quân này cho biết Houthi sẽ đẩy căng thẳng hơn nữa tại Biển Đỏ và các vùng biển khác. Tình hình bất ổn địa chính trị tại Trung Đông ngày càng trở nên nghiêm trọng sẽ khiến cho nguy cơ nguồn cung trong khu vực bị gián đoạn cao hơn, đây là động lực chính thúc đẩy lực mua trên thị trường dầu.

Đà tăng của giá cũng được củng cố sau báo cáo tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Theo báo cáo, tồn kho dầu thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 16/2 tăng 3,5 triệu thùng, thấp hơn nhiều so với công bố tăng hơn 7 triệu thùng của Viện Dầu khí Mỹ (API) và dự báo của giới phân tích. Tồn kho xăng giảm 293.000 thùng, trái ngược với mức tăng 415.000 thùng theo số liệu của API. Tồn kho nhiên liệu chưng cất giảm 4 triệu thùng, giảm mạnh hơn nhiều so với mức giảm 2,9 triệu thùng của API và dự đoán giảm 1,7 triệu thùng của thị trường. Nhu cầu dầu thô tại Mỹ có sự cải thiện, là yếu tố tác động tích cực đến giá dầu.

Ngoài ra, loạt dữ liệu kinh tế hôm qua của Mỹ đang góp phần củng cố kịch bản hạ cánh mềm của nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho thấy triển vọng lạc quan về nhu cầu năng lượng. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 17/2 giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất sơ bộ tháng 2/2024 đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2022. Doanh số bán nhà hiện tại tháng 1 tăng tháng thứ ba liên.

Thêm vào yếu tố hỗ trợ giá, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ trong tháng 1 đã tăng lên mức cao nhất trong 21 tháng, do nhu cầu hoạt động công nghiệp mạnh mẽ tại quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới. Cụ thể, dữ liệu từ Tổ chức Phân tích và Kế hoạch Dầu khí (PPAC) cho thấy nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ trong tháng 1 đạt 21,39 triệu tấn, tăng 9,5% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá một số hàng hóa khác

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/2: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa
Bảng giá nguyên liệu công nghiệp
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/2: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa
Bảng giá kim loại

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Theo: Báo Công Thương