Thị trường hàng hóa hôm nay 22/9: Giảm ở hầu hết nhóm hàng, đặc biệt là nông sản

(Banker.vn) Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm qua, nhóm nông sản giảm mạnh khi nhu cầu thu mua suy yếu, tương tự với cà phê và kim loại. Giá dầu thô cũng giảm nhẹ khi đồng đô la mạnh lên trong phiên.
Thị trường hàng hóa hôm nay 22/9: Giảm ở hầu hết nhóm hàng, đặc biệt là nông sản

Một số thông tin tác động đến thị trường hàng hóa

Kinh tế vĩ mô:

- Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cho biết, vẫn còn quá sớm để bắt đầu cắt giảm lãi suất, sau khi giữ nguyên lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau gần 2 năm. Cụ thể, Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC) của BOE đã bỏ phiếu để giữ lãi suất ở mức 5,25%, so với dự báo 5,5% của giới chuyên gia. Quyết dịnh giữ lãi suất lần thứ 15 liên tiếp là nhờ các tin tức tốt về lạm phát. Trước đó, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng đã giảm xuống mức 6,7%.

- Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia, doanh số bán nhà của Mỹ tháng 8 giảm 0,7% so với tháng 7, xuống hơn 4 triệu căn, thấp hơn 4,1 triệu căn dự báo của giới phân tịch. So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán nhà giảm 15,3%. Doanh số bán ở miền Nam và Tây giảm nhẹ 1,1% và 2,6%, trong khi vùng Trung Tây tăng 1%, còn Đông Bắc không thay đổi đáng kể. Ngoài ra, tổng số nhà còn tồn ghi nhận 1,1 triệu căn, giảm gần 1% so với tháng 7, và 14% so với 1,3 triệu căn cùng kỳ năm ngoái. Giá nhà trung bình hiện nay cho các loại khác nhau trong tháng 7 là khoảng 407.000 USD, tăng 4% so với cùng kỳ, do ảnh hưởng bởi mức lãi suất cao.

- Saudi Arabia, nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới đã cắt giảm phí bảo hiểm (chênh lệch giá – premium) xuất khẩu sang Ấn Độ từ mức 10 USD/thùng trong năm nay xuống 3,5 USD/thùng. Đây là số tiền chênh lệch mà Tổ chức các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) thu được từ các quốc gia châu Á, cao hơn so với giá bán thực tế. Saudi Arabia tính phí bảo hiểm dựa trên giá chính thức (OSP), còn UAE không tính khoản phí này.

Dầu thô:

Sự phục hồi của đồng đô la lên mức cao nhất hơn 6 tháng đã tác động đến giá dầu thô. Ngoài ra, lo ngại về việc Fed nâng lãi suất cao hơn vào cuối năm cũng đè nặng niềm tin vào triển vọng kinh tế, vốn là điều tiêu cực đối với nhu cầu năng lượng. Giá dầu tăng vào đầu phiên giao dịch sau khi Nga cấm xuất khẩu dầu diesel và xăng nhưng sau đó lại đảo chiều giảm.

Tính tới ngày 20/9, Nga đã cắt giảm xuất khẩu dầu diesel và gasoil bằng đường biển khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 1,7 triệu tấn. Nguyên nhân là các nhà máy lọc dầu địa phương tiến hành bảo trì theo mùa và thị trường nội địa thiếu nhiên liệu trong bối cảnh giá tăng cao.

Từ đầu tháng 9, Nga vẫn xuất khẩu dầu diesel nhiều nhất sang Thổ Nhĩ Kỳ, dù khối lượng xuất khẩu giảm gần một nửa xuống 600.000 tấn. Trong khi đó, khoảng 460.000 tấn dầu được chuyển sang các nước châu Phi, gồm Tunisia, Libya và Ghana là các nhà nhập khẩu hàng đầu.

Theo Reuters, công suất lọc dầu sơ cấp trong tháng 9 đạt hơn 4,6 triệu tấn, tăng 45% so với tháng 8.

Nông sản:

Giá nông sản giảm do dữ liệu về nhu cầu suy yếu trong tuần kết thúc ngày 15/9.

Theo Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC), dự báo sản lượng toàn cầu của ngô niên vụ 2023/24 đạt 1,2 tỷ tấn, tăng 1 triệu tấn nhờ triển vọng mùa màng tốt hơn ở Ukraine. Ngược lại, sản lượng lúa mì thế giới giảm 1 triệu tấn xuống 783 triệu tấn do sản lượng ở Australia, Canada và Argentina thấp hơn. Đối với đậu tương, sản lượng dự kiến giảm từ 398 triệu tấn tháng trước xuống 396 triệu tấn vào tháng này.

Kim loại:

- Theo Đơn vị Nghiên cứu Nickel Quốc tế (INSG), thị trường nickel toàn cầu tiếp tục thặng dư trong tháng 7, ghi nhận 28.600 tấn, cao hơn đáng kể so với tháng 6 là 25.400 tấn. Trong khi cùng kỳ năm ngoái con số này đạt gần 16.000 tấn.

- Trong báo cáo Triển vọng Kim loại Công nghiệp cuối năm của Bloomberg, nhu cầu tiêu thụ kim loại đồng được dự báo tăng 2,6% lên 29,8 triệu tấn vào năm 2027 khi nhu cầu năng lượng xanh được đẩy mạnh. Trong khi đó, nguồn cung đồng ước đạt 24,4 triệu tấn. Nhu cầu tăng vượt nguồn cung có thể khiến thị trường đồng toàn cầu thâm hụt khoảng 5,4 triệu tấn, và đẩy giá đồng tăng 20% so với năm nay, lên 9.800 USD/tấn.

Đối với nhôm, nhu cầu năm 2027 dự báo 108,2 triệu tấn, mức thiếu hụt khoảng 30,7 triệu tấn dù sản lượng có thể tăng 10% so với cùng kỳ. Và như vậy có thể đẩy giá nhôm tăng 36% lên 3.000 USD/tấn.

Thị trường hàng hóa hôm nay 21/9: Giá dầu hạ nhiệt sau quyết định của FED, nông sản và kim loại lấy lại sắc xanh

Trên thị trường hàng hóa trong phiên hôm nay, sắc xanh lan tỏa ở nhóm nông sản và kim loại. Tuy nhiên, nhóm nguyên liệu ...

Ngành gỗ Việt Nam tìm thấy cơ hội mới

Nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ thường có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm. Đây được xem là cơ hội để ...

Giá than dự báo duy trì mức cao trong thời gian tới

Trung Quốc tăng cường nhập khẩu than từ tháng 7 nhằm bù đắp tình trạng thiếu thủy điện do hạn hán gây ra ở khu ...

Mộc Trà

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán