Theo MXV, sau 5 ngày liên tiếp tăng điểm, chốt tuần, chỉ số MXV-Index đã tăng 3,05% lên 2.210 điểm, đây là mức cao nhất trong gần 4 tháng trở lại đây. Giá trị giao dịch toàn Sở trung bình ở mức gần 6.400 tỷ đồng mỗi ngày.
Kết thúc tuần giao dịch 11 - 17/3, sắc xanh áp đảo trên bảng giá nhóm nguyên liệu công nghiệp. Giá nhiều mặt hàng tăng rất mạnh, đáng chú ý là giá cacao ghi tăng vọt gần 25,4%, tiếp tục thiết lập mức đỉnh lịch sử mới tại 8.018 USD/tấn. Mức giá này tại đã tăng gấp đôi so với hồi đầu năm 2024 và cao gấp ba lần so với cùng kỳ 2023.
Theo sau cacao, giá cao su RSS3 cũng lên cao nhất trong vòng 13 năm qua, với mức tăng 15,2%. Chi phí nguyên liệu thô tăng kết hợp với lo ngại nguồn cung tại các nhà sản xuất chính sụt giảm khi bước vào mùa đông đã đẩy giá bật tăng.
Giá đường 11 cũng tăng thêm 4,59% nhờ lực kéo của giá dầu thô. Giá dầu tăng 2,12% đã kích thích nhu cầu sản xuất ethanol từ mía của các nhà máy tại Brazil. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đường đi xuống đã củng cố mối lo ngại về nguồn cung tại nước này thu hẹp hơn.
Đối với nhóm kim loại, tuần giao dịch vừa qua, hầu hết mặt hàng đều tăng giá mạnh, ngoại trừ quặng sắt với mức lao dốc hơn 13%. Về nhóm kim loại quý, bất chấp lạm phát tại Mỹ có dấu hiệu khó hạ nhiệt hơn kỳ vọng, làm gia tăng nguy cơ về việc lãi suất sẽ không giảm nhiều và có thể tạo sức ép cho giá; nhưng lực mua vẫn chiếm ưu thế rõ rệt trong phần lớn các phiên của tuần trước. Kết thúc tuần, giá bạc tăng 3,39% lên 25,38 USD/ounce. Bạch kim tăng 3,14% lên 943,5 USD/ounce.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, diễn biến đáng chú ý nhất thuộc về giá đồng khi leo lên vùng đỉnh 11 tháng qua trong bối cảnh nguồn cung có dấu hiệu thắt chặt. Đồng COMEX chốt tuần tăng mạnh gần 6% lên 4,12 USD/pound.
Sự bứt phá chủ yếu là do nguyên nhân từ các nhà máy luyện đồng của Trung Quốc đồng ý hạn chế sản lượng để đáp ứng với thị trường nguyên liệu thô thắt chặt hơn dự kiến. Phí xử lý giao ngay hay khoản phí mà các nhà luyện kim kiếm được khi chuyển đổi đồng cô đặc khai thác thành kim loại đã giảm trong những tuần gần đây do quá nhiều người mua nhưng lại ít nguyên liệu. Thông thường, càng nhiều yêu cầu đồng cô đặc được xử lý, phí mà các nhà luyện kim nhận được càng nhiều. Theo cơ quan báo cáo giá Fastmarkets, giá giao ngay tại Trung Quốc đã hạ xuống còn 11,2 USD/tấn vào tuần trước, giảm gần 76% chỉ trong hai tháng và là mức thấp nhất kể từ năm 2013.
Trái lại, giá quặng sắt bất ngờ giảm sâu trên 13% xuống mức đáy 7 tháng, rơi khỏi vùng 100 USD/tấn trong bối cảnh nhu cầu Trung Quốc yếu và tồn kho tăng cao. Dữ liệu của Mysteel cho thấy tồn kho quặng sắt tại 45 cảng lớn của Trung Quốc được khảo sát đã tăng 1% lên khoảng 142,9 triệu tấn trong tuần kết thúc ngày ngày 15/3. Ngoài ra, một số hiệp hội thép cấp tỉnh cũng đã đưa ra tuyên bố kêu gọi cắt giảm sản lượng thép, làm giảm nhu cầu đầu vào.
Quy định mới về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-BKHCN quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông ... |
Thị trường hàng hóa ngày 14/3/2024: Nhóm năng lượng và kim loại đồng loạt tăng Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa trong ngày ... |
Thị trường hàng hóa ngày 15/3: Giá dầu lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) hôm nay (15/3) cho thấy, diễn biến phân hóa trên thị trường hàng hóa ... |
Anh Vũ
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|