Lần đầu tiên sau hơn hai năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, các CEO, chính trị gia và tỷ phú trên thế giới lại tập trung tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Theo đó, vấn đề xung đột giữa Nga - Ukraine, đại dịch COVID-19 hay những lo ngại về biến động thị trường và nền kinh tế ảm đạm sẽ là những chủ đề chính được thảo luận tại diễn đàn lần này.
Một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong sự kiện tại Davos là tình trạng hỗn loạn gần đây trên thị trường tài chính, khi S&P 500 vừa kết thúc tuần thua lỗ thứ bảy liên tiếp.
Chỉ số S&P 500 đang bước vào giai đoạn thị trường giá xuống - giảm 20% so với mức đỉnh vào cuối tuần trước. Trong tuần này, nếu chỉ số đóng cửa dưới mức 3.837,24, S&P 500 sẽ đánh dấu đợt sụt giảm mạnh nhất kể từ khi “thị trường gấu” xuất hiện vào tháng 3/2020, tức thời điểm COVID-19 bùng phát.
Về mặt kinh tế, sự không chắc chắn xung quanh tốc độ và mức độ chu kỳ tăng lãi suất của Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã gây áp lực lên thị trường chứng khoán, khiến các nhà đầu tư phải chuẩn bị đối phó với đợt suy thoái kinh tế khi nhận thấy những dấu hiệu lạm phát dai dẳng trong nền kinh tế. Do đó, biên bản cuộc họp ngày 4/5 của Fed sẽ được công bố vào ngày 25/5, dự kiến cung cấp cho các nhà đầu tư về xu hướng lãi suất trong năm 2022.
Một loạt dữ liệu kinh tế Mỹ được các nhà giao dịch theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là ước tính lần thứ hai về tăng trưởng GDP quý đầu tiên. Trước đó, tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ tính theo năm giảm 1,4% từ tháng 1 đến tháng 3, cùng với lạm phát và chiến sự ở Đông Âu đã ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng nền kinh tế. Theo ước tính của Bloomberg, bản tính cập nhật GDP của Mỹ dự kiến sẽ là giảm 1,3%.
Theo lịch trình công bố các sự kiện tài chính, Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ dự kiến công bố một ghi chép mới về chi tiêu tiêu dùng cá nhân hàng tháng (PCE). PCE này sẽ cung cấp cho thị trường cái nhìn mới nhất về tốc độ tăng giá nhanh chóng trên toàn quốc. Các nhà kinh tế kỳ vọng chỉ số giá PCE sẽ giảm nhẹ, với mức tăng hàng tháng là 0,2% vào tháng 4 - giảm so với mức 0,9% của tháng trước. Chỉ số này đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ 17 liên tiếp, tức tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được chú trọng sau khi các công ty bán lẻ như Walmart (WMT) và Target (TGT) cắt giảm dự báo tăng trưởng và cho biết việc quản lý kênh hàng tồn kho gặp trở ngại. Target đã mất 1/4 giá trị trên thị trường, trong khi cổ phiếu của Walmart giảm 20% - mức giảm lớn nhất kể từ năm 1987. Sự việc này kéo toàn bộ ngành bán lẻ đi xuống, ví dụ như SPDR S&P Retail ETF (XRT) đã giảm hơn 9% vào tuần trước.
Ông Brian Jacobsen, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Allspring Global Investments cho biết: “Các nhà đầu tư đã phải vất vả đối mặt với 3 chữ “C” trong năm nay: ngân hàng trung ương (Central banks), xung đột ở Ukraine (Conflict in Ukraine) và các lệnh phong tỏa kéo dài ở Trung Quốc (China’s recurring shutdowns). Tuần trước, chúng tôi đã phải thêm một chữ “C” khác - sức ép biên lợi nhuận từ các nhà bán lẻ lớn (Compressing profit margins).”
Ông Jacobsen cũng lưu ý: “Các doanh nghiệp phải đối phó với chi phí đầu vào cao hơn, còn người tiêu dùng bị kìm hãm bởi giá cả tăng và các mô hình chi tiêu thay đổi”.
Trong tuần này, sẽ có thêm báo cáo từ nhiều nhà bán lẻ, với những cái tên bao gồm Macy’s (M), Dick's Sporting Goods (DKS) và Ulta Beauty (ULTA) có thể cung cấp cho các nhà đầu tư rõ ràng hơn về tình trạng của người tiêu dùng Hoa Kỳ và khả năng phục hồi của lợi nhuận doanh nghiệp khi đối mặt với lạm phát dai dẳng.
Trước đó, theo dữ liệu từ FactSet, các công ty thuộc S&P 500 báo cáo kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên đã ghi nhận phản ứng tiêu cực về lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) kể từ năm 2011.
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|