Tại Đông Nam Á ngành fintech tiếp tục đón nhận tăng trưởng nhanh so với các khu vực khác trên thế giới.
Mặc dù COVID-19 đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy nhu cầu liên quan fintech, mức độ đón nhận mảng dịch vụ này vượt qua kỳ vọng ở phần lớn quốc gia trong khu vực, theo Tech Wire Asia.
Singapore hiện được xem là quốc gia phát triển nhất về fintech tại Đông Nam Á, tuy nhiên, các quốc gia khác cũng đang tăng tốc, đặc biệt là khi các cơ quan quản lý cũng ủng hộ sự đón nhận fintech. Các giải pháp fintech phổ biến nhất tại Đông Nam Á có thể kể đến thanh toán số và ví điện tử.
Không chỉ các công ty fintech, các ngân hàng trong khu vực cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ để duy trì được vị thế trên thị trường. Thực tế, sự phát triển của ngân hàng số cũng là yếu tố thúc đẩy ngành fintech phát triển.
Mảng fintech tại Việt Nam đang được xem là có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực, chỉ xếp sau Singapore.
Robocash Group phân tích, dung lượng thị trường fintech tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ chạm mốc 18 tỷ USD vào năm 2024, bất chấp cạnh tranh lớn và rào cản gia nhập thị trường cao.
Các nhà phân tích ước tính 93% vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam được dành cho mảng ví điện tử và thanh toán điện tử. Kể từ năm 2016, tổng số lượng công ty fintech đã tăng lên 97, thể hiện mức tăng 84,5%.
Dù vậy, nếu như trước đây, trung bình mỗi năm Việt Nam có thêm 11 startup mới thành lập ở mảng fintech. Đến nay, con số này giảm xuống còn 2 công ty.
Khối lượng giao dịch cũng thể hiện mức tăng 152,8% so với năm 2016 cùng với đó là 29,5 triệu người dùng fintech mới.
Theo Robocash, giá trị thị trường fintech tại Việt Nam tăng mạnh từ 0,7 tỷ USD lên tới 4,5 tỷ USD từ năm 2016. Với sự ủng hộ của các cơ quan chính phủ, thị trường fintech Việt Nam sẽ chậm mốc 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Hoàng Hà (t/h)
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|