"Cổ đất" họ Vin giúp VN-Index giữ vững sắc xanh
Hai chỉ số thị trường trải qua tuần 06/11-10/11/2023 tích cực dù điều chỉnh ở phiên cuối tuần. Cụ thể, VN-Index khép lại tuần tăng thứ 2 liên tiếp với mức 2,31% so với cuối tuần trước, kết thúc tuần tại 1.101,68 điểm. Còn với HNX-Index, chỉ số tăng 4,09%, lên mức 226,65 điểm.
Cùng với đà tăng về mặt điểm số, thanh khoản của hai sàn được gia tăng đáng kể so với tuần trước. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt gần 873 cp/phiên, tăng 25%. Tương tự, thanh khoản bình quân trên sàn HNX tăng 10%, lên gần 112 triệu cp/phiên.
Tuần qua, thông tin đáng chú ý trong nước là Quốc hội đã thông qua các mục tiêu Kinh tế - Xã hội năm 2024 với tăng trưởng GDP 6%-6,5%, lạm phát 4%-4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-4.730 USD.
Trên thị trường quốc tế, Bộ Tài chính Mỹ ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ.
Thông tin đáng chú ý khác, hơn 1 tuần sau cuộc họp chính sách tháng 11/2023, ông Powell chia sẻ Fed đã chuẩn bị cho phương án tiếp tục tăng lãi suất nếu cần thiết để đưa lạm phát tại Mỹ về mức mục tiêu 2%.
Xét mức độ đóng góp, VIC, HPG và VHM là top 3 mã có tác động tích cực nhất đến VN-Index trong tuần qua. Số cổ phiếu này giúp chỉ số kéo tăng hơn 7,3 điểm, riêng VIC mang về gần 3,3 điểm của chỉ số - cao nhất cả sàn.
Sự hứng khởi của bộ đôi cổ phiếu "họ Vin" trong tuần qua đến ngay sau thông tin về cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Vingroup - Phạm Nhật Vượng với tỷ phú người Ấn Độ Gautam Shantilal Adani - người giàu thứ 23 thế giới vào ngày 08/11, cùng thảo luận về những cơ hội kinh doanh tiềm năng giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Trở lại mức độ ảnh hưởng, ở nhóm tích cực và tiêu cực, nhóm ngân hàng đều góp mặt 4 đại diện. Cụ thể, nhóm kéo tăng có sự tham gia của các mã CTG, VPB, BID và MBB đã kéo tăng gần 4,9 điểm cho chỉ số.
Trong khi đó, ở nhóm kéo giảm có 4 cổ phiếu ngân hàng gồm VCB, SSB, OCB và MSB, đã làm mất 4,4 điểm của chỉ số, trong đó VCB kéo giảm gần 4 điểm – cao nhất cả sàn và lớn hơn tổng của 9 mã xếp sau.
Chứng khoán giảm mạnh trong tháng 9-10, xóa sạch số điểm tăng từ đầu năm (Nguồn: VinaCapital) |
Theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Chứng khoán VnDirect (VND), xu hướng từ nay tới cuối tháng 11, thị trường vẫn có nhiều thông tin hỗ trợ kèm với dòng tiền cải thiện. Cụ thể, tỷ giá trong nước liên tục hạ nhiệt những ngày gần đây sẽ tác động tâm lý tích cực tới nhà đầu tư; đồng thời, giúp chính sách tiền tệ “dễ thở" hơn trong những tháng cuối năm, qua đó tạo điều kiện để dòng tiền đầu cơ quay lại thị trường cổ phiếu.
Cuối tháng 11, thị trường sẽ hướng sự chú ý tới nghị trường Quốc hội với kỳ vọng 3 dự luật (sửa đổi) liên quan tới thị trường bất động sản được thông qua, bao gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản. Các dự luật (sửa đổi) này nếu được thông qua sẽ là cú hích đối với triển vọng của nhóm doanh nghiệp bất động sản.
Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Chứng khoán VnDirect (VND) |
Trong bối cảnh có nhiều thông tin hỗ trợ, kỳ vọng dòng tiền thông minh vẫn duy trì vị thế trên thị trường cổ phiếu và giữ đà phục hồi.
Ông Michael Kokalari, Giám đốc Phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường VinaCapital, cho rằng các yếu tố tiêu cực đã và đang giảm bớt, chứng khoán Việt Nam sáng cửa phục hồi.
Theo chuyên gia VinaCapital, đợt giảm 16% từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10 của tỷ giá USD/VND đã xóa toàn bộ thành quả tăng từ đầu năm và là nguyên nhân làm dấy lên mối lo ngại rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Đồng VND giảm cũng thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu Việt.
Bên cạnh đó, những vấn đề đặc thù liên quan đến trái phiếu hoán đổi trị giá 250 triệu USD của Vingroup có thể hoán đổi thành cổ phiếu Vinhomes (VHM) khiến nhiều nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu VIC và VHM, ảnh hưởng tới thị trường chung khi hai mã này chiếm khoảng 10% VN-Index.
Các lệnh bán giải chấp của các công ty chứng khoán, cộng với tin đồn về việc kiểm soát một số nguồn cho vay ký quỹ không chính thức dường như đã thúc đẩy việc cổ phiếu bị bán tháo trong một số phiên. Ngoài ra, yếu tố lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh cũng tạo sức ép lên thị trường chứng khoán của các thị trường mới nổi như Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Michael Kokalari nhìn nhận, việc giảm bán trong thời gian thị trường sụt giảm mạnh là dấu hiệu cho thấy phục hồi mạnh mẽ một khi các yếu tố gây ra nhịp chỉnh mạnh giảm bớt.
Đại diện VinaCapital cho rằng, định giá chứng khoán đang ở mức rẻ. Mức định giá của VN-Index dựa trên P/E và P/B đã giảm xuống mức rẻ - điều chỉ diễn ra hai lần trong 10 năm qua. Tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) được dự báo sẽ phục hồi 35% so với cùng kỳ trong quý IV/2023 và tăng 20% trong năm 2024 sau khi nền kinh tế bớt khó khăn.
Trong khi đó, tỷ giá USD/VND đã ổn định nhiều tuần qua mà NHNN không cần phải tăng lãi suất, cùng với việc đà tăng của USD dường như đã kết thúc càng khiến luận điểm NHNN sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong những tháng tới trở nên chắc chắn hơn.
Gần đây, NHNN không còn hút tiền về trên thị trường mở. Trong khi đó, lượng đáo hạn tín phiếu khá lớn.
VinaCapital kỳ vọng tỷ giá USD-VND sẽ giảm 3% vào cuối năm nay nhờ được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng của thặng dư thương mại Việt Nam, từ 3% GDP năm 2023 lên đến 7% trong năm 2024.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng lưu ý đây mới chỉ là nhịp phục hồi, chưa xác nhận một xu hướng tăng giá bền vững.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu CTCK nhận định, việc VN-Index liên tiếp có những phiên điều chỉnh với thanh khoản lớn đang để ngỏ rủi ro mở rộng nhịp giảm ... |
KBSV gọi tên 6 cổ phiếu có tiềm năng tăng 30-61% trong giai đoạn cuối năm HSG, SSI, HHV... là những cổ phiếu được KBSV dự báo sẽ bật tăng mạnh trong giai đoạn cuối năm 2023... |
Thị trường chứng khoán ngày 13/11/2023: Thông tin trước giờ mở cửa Bộ đôi cổ phiếu họ Vin cùng HPG giúp VN-Index giữ vững sắc xanh; Cổ phiếu CTX có khả năng bị hủy bỏ niêm yết; ... |
Nguyên Nam
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|