Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh, dòng tiền có xu hướng rút khỏi nhóm ngân hàng và BĐS

(Banker.vn) Trong phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán tiếp tục gặp phải áp lực chốt lời với khối lượng lớn.

Kết thúc phiên giao dịch sáng ngày 7/3/2023, chỉ số VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ với 160 mã tăng, 281 mã giảm, qua đó lui về vùng 1.260 điểm. Thanh khoản thị trường có phần tăng đáng kể so với phiên giao dịch hôm qua, tương đương 12,6 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, GDG, CTG và HDB là các cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng. Đáng nói, BID là mã tiêu cực nhất khi giảm 1,5% trong phiên sáng nay với thanh khoản tương đối lớn. Chiều ngược lại, BCM duy trì đà tăng trên 2%, qua đó là mã tích cực nhất ngành.

Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh, dòng tiền có xu hướng rút khỏi nhóm ngân hàng và BĐS
Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch hôm nay.

Tổng quan, trong phiên giao dịch sáng thứ Năm, thị trường chứng khoán tiếp tục thể hiện trạng thái giằng co. Đáng chú ý, nhóm ngân hàng và chứng khoán bắt đầu gặp phải áp lực chốt lời với thanh khoản tương đối.

Tại nhóm đầu tư công, so với tuần trước, sắc xanh đang chiếm ưu thế trong phiên giao dịch sáng nay. Kết phiên sáng, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... phân hóa trong sắc đỏ với đà tăng khoảng 2%. Các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... phục hồi nhẹ với mức độ lên tới 3%.

Diễn biến cùng chiều nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần chững nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận đà tăng khoảng 2%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như PAS, TIS,... biến động không đáng kể. Ngoài ra, cổ phiếu SMC bất ngờ trần cứng với số lượng dư mua lớn.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có chút cải thiện dẫn tới đà phân hóa rõ ràng. Trong cuối phiên sáng, sắc xanh là màu chủ đạo bao trùm toàn ngành. AGR là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi đóng cửa trong sắc tím với khối lượng lên tới hàng triệu đơn vị. Cùng chiều, APS cũng lộ trần khi tăng trên 6%.

Trong diễn biến khác, dòng tiền tiếp tục có tín hiệu chốt lời tại nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm VN30, cùng chiều với HDB, TPB và VPB cũng chung tình trạng giảm điểm, dao động khoảng 1%.

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên sáng, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.

Ngoài ra, lực mua đã tăng dần tại nhóm BĐS trong phiên sáng nay. Kết phiên giao dịch sáng 7/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh, đỏ với giao động từ 1% - 3%. Đáng chú ý, HQC không thể nối tiếp đà tăng sau thông tin phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp.

Trên sàn HNX, nhịp tăng của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch sáng 7/3, số lượng mã đỏ đã chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 236 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, tương đương 75 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 1.500 ỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, VIG tiếp tục là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi giữ sắc xanh với đà tăng gần 6% cùng thanh khoản lớn. Chiều ngược lại, HLD đóng cửa trong sắc đỏ với đà giảm trên 1,4%.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 25 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 332 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR đóng cửa tại mốc 19.500 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 1,8 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp gần 357 nghìn đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.500 đồng.

Xét trên góc độ kỹ thuật, thị trường chứng khoán hiện đang gặp phải áp lực điều chỉnh rõ ràng và có xu hướng ngày 1 gia tăng. Với diễn biến trên, có thể thấy rằng dòng tiền đang rút ra khỏi nhóm ngân hàng và nhóm BĐS, trong khi đó nhóm chứng khoán vẫn duy trì sắc xanh với thanh khoản lớn. Việc nhóm chứng khoán tiếp tục giữ sắc xanh 1 phần thể hiện kỳ vọng của NĐT vào tiềm tăng của nhóm ngành nói riêng cũng như toàn thị trường nói chung.

Theo số liệu vừa cập nhật từ Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong tháng 2 vừa qua, nhà đầu tư trong nước mở mới 113.175 nghìn tài khoản chứng khoán. Con số trên có phần thấp hơn đôi chút so với tháng đầu năm, một phần nguyên nhân đến từ số ngày làm việc trong tháng 2 bị rút ngắn do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Trong số tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư trong nước, thì nhà đầu tư cá nhân mở mới 113.097 tài khoản chứng khoán; nhà đầu tư tổ chức trong nước mở mới 78 tài khoản. Tính đến cuối tháng 2, số lượng tài khoản giao dịch trong nước đạt 7,485 triệu tài khoản trong đó số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân là 7,468 triệu tài khoản.

Về số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng qua từng tháng. Thời điểm cuối tháng 2/2024, nhà đầu tư ngoại có tổng cộng 45.677 tài khoản chứng khoán, tăng 106 tài khoản so với thời điểm cuối năm ngoái. Về cơ cấu, tài khoản của nhà đầu tư cá nhân tăng thêm 117 tài khoản, trong khi đó số lượng tài khoản của tổ chức giảm 11 tài khoản.

Đánh giá thị trường chứng khoán chưa hết khó, FPTS (FTS) dự trình kết quả kinh doanh đi lùi

Ngày 6/3/2024, Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS, HOSE: FTS) đã phát hành tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 với nội dung đáng chú ...

Thị trường chứng khoán nghẽn lệnh trong ngày test hệ thống KRX, HOSE nói gì?

Trong thời điểm hệ thống KRX được test thử, HOSE bất ngờ rơi vào trạng thái nghẽn lệnh như cách đây 3 năm.

EVFinance (EVF) đặt mục tiêu lãi trước thuế vượt 43%, cổ phiếu liên tiếp đón tin vui

Giữa bối cảnh năm 2024 chưa thực sự khởi sắc với nhiều doanh nghiệp, EVF đặt kế hoạch kinh doanh với 585 tỷ đồng lợi ...

Minh Hiếu

Theo: Kinh Tế Chứng Khoán