Phiên giao dịch sáng ngày 17/10 khép lại trong sắc đỏ, với VN-Index giảm 5,61 điểm, tương đương 0,44%, tạm dừng ở mức 1.237,87 điểm. Số lượng cổ phiếu giảm giá áp đảo, lên đến 270 mã, trong khi chỉ có 67 mã tăng. Thanh khoản trên sàn HOSE đạt hơn 232,1 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 5.474 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 0,76 điểm (-0,33%) xuống còn 227,5 điểm, với 38 mã tăng và 80 mã giảm. Khối lượng giao dịch trên sàn HNX đạt 20,4 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch 384,9 tỷ đồng. UPCoM-Index cũng giảm 0,32 điểm (-0,35%) xuống 92 điểm, với 97 mã tăng và 95 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13,9 triệu đơn vị, giá trị 247 tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường giảm mạnh
10h30: tổng giá trị giao dịch toàn thị trường chỉ đạt hơn 2,9 nghìn tỷ đồng, một mức thấp so với bình quân các phiên gần đây. Đặc biệt, thanh khoản giảm mạnh nhất trên VN-Index, điều này không quá bất ngờ do phiên đáo hạn phái sinh thường mang theo nhiều yếu tố rủi ro khó đoán định.
Trên biểu đồ thị trường theo giá trị giao dịch, sắc xanh và đỏ đan xen khắp các nhóm ngành. Một số mã cổ phiếu có mức tăng đáng chú ý như MWG tăng 0,15%, FPT tăng 0,07%, EIB tăng 1%, và DXG tăng 0,6%. Đặc biệt, TNG tăng mạnh 3,7% sau khi công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với lãi ròng hơn 111 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù vậy, đà tăng của VN-Index đã suy giảm, chỉ còn tăng nhẹ 0,06 điểm, đạt mức 1.279,54 điểm. Biến động tương tự cũng được ghi nhận trên sàn HNX và UPCoM.
Sự phân hóa trên các nhóm ngành
9h30: Thị trường chứng khoán sáng 17/10 đã nhanh chóng thu hẹp đà tăng khi số lượng cổ phiếu giảm giá tăng lên, tạo ra sự cân bằng với số lượng cổ phiếu tăng giá. Tình hình này càng trở nên rõ nét hơn trong bối cảnh phiên đáo hạn phái sinh, khi thanh khoản thị trường sụt giảm rõ rệt so với các phiên trước.
VN-Index đã ghi nhận mức tăng gần 3 điểm, lên mốc 1.282 điểm. Sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường với 256 mã tăng và 123 mã giảm. Trong nhóm VN30, 18/30 cổ phiếu tăng giá, với những mã dẫn đầu như VCB, BID, và FPT. Ngược lại, cổ phiếu GVR chịu áp lực điều chỉnh, giảm nhẹ 0,3%.
Thị trường cũng ghi nhận sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm ngành, nổi bật là nhóm thép, ngân hàng, tiêu dùng và vận tải. Ở nhóm bất động sản, các mã như PDR, DIG và DXG đều tăng trên 1%, trong khi cổ phiếu NVL tiếp tục lao dốc về sát mức mệnh giá.
Đáng chú ý,Novaland đang phải đối mặt với nhiều áp lực sau khi Bộ Công an yêu cầu cung cấp hồ sơ và tài liệu liên quan đến dự án khu đô thị Cồn Ấu, có tổng vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng. Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Cần Thơ, cho biết thành phố đã hoàn tất việc cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của Cục Cảnh sát điều tra vào tháng 8 vừa qua.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc nhờ báo cáo tài chính tích cực và sự hồi phục của cổ phiếu bán dẫn Thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận phiên giao dịch tích cực vào ngày thứ Tư khi các nhà đầu tư phản ứng lạc ... |
Nhận định chứng khoán phiên 17/10: Dao động quanh vùng hỗ trợ 1.270-1.280 điểm Các công ty chứng khoán nhận định thị trường phiên tới có khả năng hồi phục nhẹ, nhưng nhà đầu tư nên thận trọng do ... |
VN-Index giảm liên tiếp ba phiên với thanh khoản thấp, NĐT thận trọng khi “xuống tiền” VN-Index giảm nhẹ -1,60 điểm trong phiên giao dịch ngày 16/10/2024 và đóng cửa tại mốc 1.279,48 điểm. Đây là phiên thứ ba liên tiếp ... |
Đức Anh