Dòng bank tăng tốc, VN-Index áp sát mốc 1.250: Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/8, VN-Index tăng 15,44 điểm (+1,26%), đạt 1.241,42 điểm; HNX-Index tăng 3,27 điểm (+1,35%), đạt 245,68 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng hẳn về bên mua với 599 mã tăng và 254 mã giảm. Trong rổ VN30, số mã tăng cũng áp đảo với 27 mã tăng và 3 mã giảm. Thanh khoản thị trường tiếp tục dồi dào. VN-Index đạt thanh khoản cao với khối lượng giao dịch gần 1,3 tỷ cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt hơn 1 tỷ USD (26,5 nghìn tỷ đồng). HNX-Index ghi nhận hơn 125 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, tương đương giá trị 2,1 nghìn tỷ đồng.
Dòng bank vẫn là động lực chính của thị trường khi chỉ còn ACB giảm 2,66%, còn lại đều khởi sắc, với sự đóng góp tích cực của CTG khi kết phiên tăng 5,16% lên mức 32.600 đồng/CP. Tuy nhiên, điểm sáng của ngành vẫn là LPB, STB, SSB, trong đó STB kết phiên tăng 3,8% với thanh khoản sôi động nhất dòng bank, đạt 49,46 triệu đơn vị; trong khi LPB đóng cửa tăng kịch trần với thanh khoản bùng nổ đạt hơn 20,3 triệu đơn vị và còn dư mua trần hơn nửa triệu đơn vị.
Ảnh minh họa |
Khối ngoại tiếp đà bán ròng hàng trăm tỷ đồng: Trong khi lực cầu trong nước vẫn sôi động giúp thị trường lập kỷ lục mới cả về điểm số và thanh khoản, khối ngoại lại bán ròng hàng trăm tỷ đồng với tâm điểm bán mạnh cổ phiếu bất động sản. Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 7/8, nhà đầu tư nước ngoài đã quay ra bán ròng 21,91 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 423,74 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó ngày 4/8 mua ròng 1,51 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 83,13 tỷ đồng. Trong phiên hôm nay, cổ phiếu VNM được mua ròng mạnh nhất với khối lượng 1,11 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 91,86 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu nhóm bất động sản là tâm điểm bán ra của khối ngoại. Trong đó, NLG dẫn đầu danh mục bị bán ròng với giá trị đạt 90,07 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt xấp xỉ 2,3 triệu đơn vị.
Công ty liên quan Chủ tịch trở thành cổ đông lớn của CMG: Ngày 02/08/2023, Công ty TNHH Đầu tư Mỹ Linh đã mua 1,5 triệu cp của Công ty CP Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG) theo hình thức thỏa thuận. Trước giao dịch, Công ty Mỹ Linh nắm giữ gần 6,2 triệu cp CMG, tương đương 4,12% cổ phần. Với việc mua thêm 1,5 triệu cp, Công ty Mỹ Linh nâng tỷ lệ nắm giữ lên 5,11%, tương đương gần 7,7 triệu cp, qua đó trở thành cổ đông lớn của CMG. Về mối liên hệ, ông Nguyễn Trung Chính là Chủ tịch HĐQT CMG, kiêm Chủ tịch hội đồng thành viên của Công ty Mỹ Linh. Cũng trong cùng ngày, ông Chính mua thành công 350.000 cp CMG theo hình thức thỏa thuận, nâng tỷ lệ nắm giữ từ 0,78% lên 1,01% (tương đương 1,5 triệu cp). Thị trường ngày 02/08 ghi nhận 1,85 triệu cp CMG được giao dịch thỏa thuận, nên khả năng đây chính là giao dịch của ông Chính và Công ty Mỹ Linh. Giá trị giao dịch của cả 2 thương vụ ước tính là 84,5 tỷ đồng, tương đương 45.700 đồng/cp.
Vinaconex lại chi tiền mua lại trái phiếu trước hạn: Ngày 7/8, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ngày đã công bố kết quả giao dịch trái phiếu của Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (HOSE: VCG). Theo đó, ngày 4/8 vừa qua, Vinaconex đã mua lại toàn bộ 120 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã VCGH2126006 và 80 tỷ đồng trong số 220 tỷ đồng trái phiếu đang lưu hành của mã VCGG2126007. Hai lô VCGH2126006 và VCGH2126007 đều được phát hành vào ngày 15/6/2021, có thời hạn lần lượt là 60 tháng và 66 tháng. Các lô trái phiếu được Vinaconex phát hành để tham gia hợp tác đầu tư cùng Công ty CP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vinaconex (VCR) phát triển dự án Cát Bà Amatina. Các tài sản liên quan tới dự án này cũng được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các đợt phát hành trên.
Phụ tùng máy số 1 chia cổ tức 40% bằng tiền mặt: Ngày 21/8 tới đây, CTCP Phụ tùng máy số 1 (UPCOM: FT1) sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 40%. Theo đó, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 4.000 đồng và với xấp xỉ 7,08 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Phụ tùng máy số 1 dự kiến phải chi khoảng 28,32 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 18/8, thời gian thanh toán cổ tức từ ngày 20/9/2023. Như vậy, đây là năm thứ 6 liên tiếp kể từ thời điểm doanh nghiệp đưa cổ phiếu FT1 giao dịch trên thị trường UPCoM (ngày 27/9/2017), Phụ tùng máy số 1 đảm bảo mức chia cổ tức đều đặn hàng năm với tỷ lệ trên 30% bằng tiền mặt. Năm gần đây nhất là 2021 tích cực hơn với tỷ lệ chi trả cổ tức là 45%.
Vingroup muốn triển khai phát hành cổ phiếu ESOP: Ngày 4/8, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thay mặt HĐQT ban hành Quyết định số 14/2023 về việc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền. Theo đó, 25/8/2023 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham gia lấy ý kiến. Thời gian dự kiến lấy ý kiến cũng diễn ra trong tháng 8/2023. Nội dung đáng chú ý, Vingroup dự trình cổ đông là thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP). Trên thị trường, VIC đang có đà tăng mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh bán niên 2023 khởi sắc với mức lãi tăng gấp 2,2 lần cùng kỳ. Đóng cửa phiên 7/8, VIC tăng 2,73% lên 63.900 đồng/cp, tương ứng tăng 25% chỉ trong 7 phiên Nhịp tăng mạnh nhất sau 9 tháng cũng giúp ông Phạm Nhật Vượng trở lại vị trí Top 1 trong danh sách người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Khối ngoại tiếp đà bán ròng hàng trăm tỷ đồng phiên 7/8, cổ phiếu BĐS là tâm điểm Phiên giao dịch ngày 7/8, trong khi lực cầu trong nước vẫn sôi động giúp thị trường lập kỷ lục mới cả về điểm số ... |
Phiên giao dịch ngày 8/8/2023: Những cổ phiếu cần lưu ý Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch ... |
Nhận định chứng khoán ngày 8/8: VN-Index nối dài mạch tăng điểm Duy trì đà tăng tích cực, VN-Index tăng mạnh 15 điểm vượt khu vực đỉnh cũ lên trên 1.240 điểm. CTCK nhận định, cơ hội ... |
Nguyên Nam (t/h)
Ngân hàng | 1 tháng | 6 tháng | 12 tháng |
---|